Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Đi cà phê “sung sướng” ngoại ô Sài gòn

“Anh để cho em ngồi lên đùi đi, không chủ quán nói em không biết tiếp khách là bị đuổi đó”, cô tiếp viên vừa nói, vừa nhảy tót lên đùi, hai tay ôm chặt khách rồi bắt đầu “màn dạo”.
Đó là hình ảnh dễ dàng bắt gặp bên trong hàng loạt quán cà phê trá hình đang hoạt động rầm rộ tại các quận huyện vùng ven Sài Gòn.
Muôn màu cà phê vùng ven
Câu cửa miệng “ăn quận năm, nằm quận ba, la cà quận nhất…” giờ đây đã xưa đối với dân chơi “nhà nghèo” Sài Thành. Với họ, bây giờ muốn vui vẻ phải dạt về các quận ngoại ô để vừa hóng mát, an toàn mà “đào” quậy thì không thua gì thành phố, còn dễ kiếm hàng
“rau sạch” với giá rẻ.
Đúng 7h tối ngày cuối tuần, theo chân thanh niên tên Tuấn, tôi được dẫn đi “tham quan” một trong hàng loạt địa điểm quán cà phê trá hình đang tồn tại ở các quận huyện vùng ven thành phố. Chưa đầy 20 phút lượn trên hai đoạn đường Nguyễn Ánh Thủ, Tô Ký (thuộc huyện Hoóc Môn, đoạn giáp ranh quận 12), ở đây có hàng chục quán cà phê “ôm” nằm san sát nhau như: P.T., M.N…, đó là chưa kể quán “gội đầu máy lạnh”, karaoke, khách sạn giá rẻ.
Theo quan sát, một điểm chung của quán
cà phê “ôm” là chúng được dựng lên bởi những căn nhà lá lụp xụp, phía ngoài treo dãy đèn nhấp nháy lòe loẹt xanh đỏ và ngụy trang bởi những chậu cây um tùm chắn ngang trước cửa quán.

Không quá khó để tìm quán cà phê “sờ mó” ở vùng ven Sài Gòn
Để mục sở thị, chúng tôi chọn quán P.T. nằm trên đường Nguyễn Anh Thủ làm điểm dừng chân. Vừa dựng xe, một cô tiếp viên “mặt búng ra sữa” ra vồ vập cầm tay giả lả: “Lâu lắm mới thấy anh tới thăm em nha” (mặc dù đây là lần đầu tiên tôi tới quán) rồi kéo đi ra phía sau một cái chòi ẩm thấp, bên trong những bộ bàn ghế cũ kĩ, ánh đèn mờ ảo và một cây hương muỗi…. Sau khi đưa nước ra, cô tiếp viên bắt đầu “tâm sự” hàng loạt chuyện, nhưng chủ đề chính vẫn xoay quanh vấn đề
“khiêu khích” pha lẫn nhiều câu chửi thề rất tự nhiên.
Cô gái giới thiệu tên Nhung, quê ở Bạc Liêu mới vào bán được hai tháng “trước đó em bán ở quận 7, rồi về quê và bị cha mẹ ép lấy ông chồng người Hàn Quốc đã 54 tuổi, em không chịu nên bỏ trốn lên đây bán cà phê cho khỏe”, Nhung hồn nhiên cho biết. Vừa nói, cô bé vừa nhảy tót lên đùi khách ngồi, khi tôi không thích, tiếp viên này nói, “anh cho em ngồi lên đi, không chủ cho em là không biết tiếp khách sẽ đuổi đó…”.
Trong lúc nói chuyện, mặc dù cô gái luôn miệng cười nói vui vẻ để tạo không khí cho khách, nhưng đôi lúc ánh mắt Nhung vẫn hiện rõ nét lo âu, “lúc trước đi bán chủ nuôi ăn, ở và trả lương 500.000 đồng/tháng, nhưng bây giờ tụi em chỉ ăn trên tiền nước nên khó khăn lắm…”.
Cô giải thích, mỗi chai nước khách phải trả 20.000 đồng cho quán, tụi em được hưởng 5.000 đồng, còn nếu ai gặp “
dân chơi” thì có thêm tiền bo nhưng thường là rất “bèo”. Thời gian làm việc của các nhân viên bắt đầu từ 9h sáng cho đến tối, có hôm đông khách thì phải tiếp đến 1h, 2h mới được nghĩ. Khổ cực là vậy, nhưng khi tôi hỏi vì sao không xin vào các công ty, xí nghiệp làm may, giày da…cô gái bĩu môi “em từng đi làm rồi, nhưng cực khổ lắm mà tháng được mấy đồng sao đủ sống, làm thế này cho khỏe, thoải mái hơn”. Nói xong, cô gái đưa ra ví dụ, “như bà chủ em đó, hồi xưa cũng như tụi em nhưng gặp được ông khách “tốt bụng” nên thuê luôn cho cái quán, đứng lên làm chủ”.
Đang luyên thuyên nói chuyện với tôi, bất ngờ cô bé nhảy xuống chạy qua một bàn gần đó với dáng vẻ khá vội vàng. Thấy vậy, Tuấn liền cười giải thích “nó chạy qua để kiếm tiền bo đó, một đứa tiếp nhiều bàn nên khi khách kêu tính tiền là phải có mặt xem có được thưởng gì không ”. Theo quan sát, mới hơn 8h tối nhưng khoảng 20 chiếc bàn trong quán đã nằm trong tình trạng “cầu” hơn “cung”, buộc tiếp viên phải “chạy sô” khắp các bàn để phục vụ.
Muốn tới Z… cũng được chiều
Rời quán, Tuấn tiếp tục chở tôi đến một quán cà phê nằm trên đường Tô Ký, nhìn bề ngoài khá sang trọng nên ít ai có thể biết đây là quán
cà phê trá hình. Thế nhưng, theo lời quảng cáo của Tuấn thì đây là quán “3 trong 1” gồm phần dành cho các đôi tình nhân vào “tâm sự”, phần cho khách uống cà phê “sờ mó”karaoke “ôm”, vào đây muốn gì đều được phục vụ tất.
Nhìn thấy hai “thượng đế”, nhân viên phục vụ khá niềm nở hỏi chúng tôi “hai anh có nhu cầu gì để tụi em phục vụ?”. Thể hiện dân sành điệu, Tuấn liền móc trong túi ra tờ 50.000 đồng dúi vào tay anh chàng nhân viên; với bộ dạng phấn khởi, vừa dẫn chúng tôi vào “thế giới” riêng nhân viên này vừa nói “sư huynh yên tâm đi, em sẽ đưa hai “đào” mới từ quê lên phục vụ, tụi nó đang dại lắm nhưng trẻ, đẹp…nếu không thích cứ nói để em đổi”.
Ngay cửa ra vào, có khoảng gần 10 cô gái mặc trên người những bộ váy không thể ngắn hơn đang “tút” lại vẻ đẹp để chờ đón khách; lúc này chúng tôi bị đẩy vào một căn phòng tối om, khách chỉ biết ngồi yên vị một chỗ và nghe tiếng nói thầm thì từ các bàn xung quanh.
Một lát sau, cô nhân viên bước tới cầm khăn lạnh đập mạnh rồi bắt đầu “phục vụ” cho khách. Cô gái ngồi với tôi tên Lan, 17 tuổi, quê Cần Thơ, mới vào làm 1 tuần. Lan cho biết, học hết lớp 7 thì ở nhà phụ giúp gia đình, nhưng ở quê không có việc gì làm nên được đứa bạn cùng quê đưa lên rồi giới thiệu vào đây làm. Song, điều khiến tôi nghi ngờ về cô gái “mới đi làm 1 tuần” là việc quá mạnh dạn, không hề rụt rè khi sà vào lòng khách ôm rất tự nhiên. Chưa dừng lại, cô tiếp viên còn chủ động đề nghị khách “sờ mó” vô tư vì “tụi em chỉ được chủ cho ăn, ở nên phải làm tất cả theo yêu cầu của khách mới có tiền bo để sống…trừ việc tới Z”; khi tôi đánh tiếng muốn tới Z, cô nhân viên quả quyết “ở đây không có chuyện đó”.
Lấy lý do sợ người ngồi bàn bên cạnh thấy, cô gái cười chế nhạo “vào đây việc ai biết người đó chứ ai mà thèm nhìn…nếu anh sợ thì mình đi vào phòng hát karaoke sẽ thoải mái hơn”. Lát sau, tranh thủ hai nhân viên này “chạy sô” bàn khác, Tuấn rỉ vào tai tôi “anh có muốn đi thật không để em thiết kế cho, không đi khách thì tụi nó lấy gì mà sống, anh mới quá nên nó chưa dám, để em nói với tụi quản lý một tiếng là ok thôi”. Khi Lan quay vào, tôi viện lý do đang đau cổ họng, không muốn hát và đề nghị tính tiền thì Lan tỉ tê “anh cho em số điện thoại đi, có gì rảnh em gọi cho”, “không, em đưa số điện thoại cho anh” tôi nói; thì cô gái cho biết điện thoại đã mang đi cầm đồ, đang muốn kiếm tiền chuộc và hẹn gặp lại tôi lúc 11h.
Khoảng 12h, điện thoại tôi liên tục đổ chuông và hiện lên số điện thoại bàn. Bốc máy, giọng cô nhân viên mới quen cất lên “anh đi chơi không, tối nay cuối tuần khách đông quá em làm bây giờ mới xong nên điện cho anh muộn”. Nghe vậy, tôi lấy lý do đợi lâu quá, hiện đang đi nhậu ở xa và hết tiền, “khách sạn ở đây chỉ 30.000 đồng/giờ, còn qua đêm là 70.000 đồng, nếu không đưa em 4 “xị” (trăm) sẽ lo phòng qua đêm luôn”, cô gái “năn nỉ”…
Hệ lụy từ cà phê “sờ mó”
Trên đường ra về, Tuấn cho biết việc nhân viên chửi bới lẫn nhau vì không chia tiền bo do hai người ngồi tiếp một “thượng đế”; các quán lôi kéo “đào” đẹp, khách “choảng” nhau vì tranh giành “em út”, đánh ghen…là chuyện xảy ra thường xuyên tại các quán cà phê trá hình này. Anh chàng kể, hầu hết các quán ở đây phải có “bảo kê” chứ không sẽ bị quậy không thể bán được; phần lớn người vào đây khi đã “ngà ngà”, nếu nhân viên phục vụ không đáp ứng thỏa mãn là họ chửi bới, không trả tiền. Có nhân viên còn bị khách cầm chai nước “choảng” vào đầu chảy máu phải nhập viện nhưng chủ quán không dám báo cơ quan chức năng vì sợ việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, vụ nào nghiêm trọng quá thì chủ quán nhờ dân “anh chị” giải quyết giúp.
Quả thực đúng vậy, lúc đang ngồi trong quán cà phê, chúng tôi nghe tiếng của một cô tiếp viên chửi mắng “thượng đế” toe tua vì “đòi gì cũng được chiều mà bo chỉ có 10.000 đồng là sao, ông đi chơi kiểu đó à…đừng bao giờ mò đầu vào đây nữa nha”.
Về tính xác thực của việc
săn “hàng rau sạch” ở vùng ven, Tuấn chia sẻ, một số dân chơi đồn đại, rồi kéo nhau dạt về đây để kiếm “hàng rau sạch” vì cho ở đây thường có “hàng” công nhân “làm thêm” trong thời buổi thất nghiệp, các cô gái trẻ vị thành niên nhà nghèo bỏ quê lên đây kiếm tiền nuôi sống bản thân nên ngờ nghệch, dễ lợi dụng mà giá rẻ nữa…Nhưng thực tế, những trường hợp đó bây giờ rất hiếm, nếu không cẩn thận sẽ bị dính “hàng thải”.
Theo Tuấn, “hàng thải” là những cô gái có nhan sắc, “hành nghề” lâu năm tại một số nhà hàng, quán bar, karaoke… tại trung tâm thành phố, nhưng do “không biết giữ mình” nên đã dính vào các căn bệnh xã hội…từ đó bị “má mì” đẩy ra đứng đường. Vì vậy, những quán cà phê trá hình như thế này chính là bến đỗ an toàn đối với
gái mại dâm, các cô gái nhà nghèo ở quê nhưng có bản tính lười biếng, thích đua đòi…



























































































Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Cá sấu ăn thịt người tại Mỹ.


Một nhón người tại Mỹ bắt được mọt con cá sáu nặng 200kg khi mổ bụng ra phát hiện trong dạ dầy có các bộ phận như chân, tai của con người.

các bộ phận con người còn lại trong bụng con cá Sấu được lấy ra hôm 25/08/2009





Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009

Mỹ Lai .Chiến tranh, sản phẩm ghê rợn và bỉ ổi nhất mà con người đã và đang tạo ra nó trên trái đất này.
















Mỹ Lai Tôi post lại chùm ảnh của Ron Haeberle tuy rằng nó có thể làm bạn nào đó mất ngủ nhưng tôi nghĩ chúng ta nên nhớ và nhân loại nên nhớ những gì đã xảy ra. Chiến tranh, sản phẩm ghê rợn và bỉ ổi nhất mà con người đã và đang tạo ra nó trên trái đất này.Quang cảnh vụ thảm sát Mỹ Lai.Một người phụ nữ bị giết chết, mổ bụng.Xác 1 người phụ nữ và con.Nỗi hiếp hãi của những người phụ nữ và trẻ con trước khi bị giết.Xác một người nông dân và con trai.Xác 1 người bị giết bên ngoài 1 ngôi nhà đang bị đốt cháy.Xác 1 người đàn ông bị giết rồi vứt xuống giếng.Thông tin lại về vụ Mỹ Lai dành cho bạn nào chưa biết rõNgày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già. Gần như không một quân nhân nào chống lại mệnh lệnh giết người. Chỉ có phi công trực thăng Hugh Thompson, bằng cách đe dọa sẽ bắn họ bằng súng máy của chiếc trực thăng, đã bắt buộc các quân nhân tha cho 11 người phụ nữ và trẻ em, những người được ông di tản đi. 30 năm sau, đội lái máy bay trực thăng đã được tặng thưởng Huy chương Quân nhân (Soldier’s Medal) cho hành động can thiệp này.Ngay sau vụ việc các sĩ quan chỉ huy đã tìm cách che đậy thảm sát này. Theo trình bày chính thức, tròn 20 thường dân đã chết không do cố ý trong lúc chiến đấu chống lại Việt Cộng. Chỉ đến ngày 5 tháng 12 năm 1969 mới xuất hiện một bài báo tường trình đầy đủ về vụ thảm sát trên tạp chí Life . Kế tiếp theo đó tạp chí Newsweek và Time cũng tường thuật về vụ việc này. Cả Thế giới đã bị sốc choáng váng. Thế mà chỉ có 4 quân nhân bị đưa ra xét xử ở tòa án quân sự. Sỹ quan chỉ huy Calley bị tòa tuyên xử lao động bắt buộc chung thân nhưng ngay sau đó đích thân tổng thống Mỹ lúc đó là Richard Nixon ân xá thành 3 năm quản thúc tại gia. Nhà báo Seymour Hersh, người phát hiện ra tình huống bi kịch này đã nhận giải thưởng Pulitzer về tường thuật quốc tế năm 1970. Tường thuật của ông được minh họa bằng hình của nhà nhiếp ảnh Ron Haeberle. Người nhiếp ảnh này đã tham dự vào chiến dịch dưới tư cách là phóng viên quân đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ cho cái được gọi là "đếm xác" (body count) của thống kê quân sự. Các xác chết được chụp đã được các sĩ quan nhận dạng là những người Việt Cộng đã hy sinh. Thế nhưng người ta không gặp một người Việt Cộng nào trong làng và cũng không gặp kháng cự nào. Mặc dầu vậy quân đội Mỹ rất hài lòng với cuộc hành quân, không có quân nhân Mỹ nào chết hay bị thương và 128 người chết của phía bên kia. Phải mất 1 năm Hersh mới tìm được một nhà xuất bản sẵn sàng công bố câu chuyện và hình ảnh của ông.Việc xuất bản này đã đánh dấu một bước ngoặt trong cảm nghĩ của công chúng về Chiến tranh Việt Nam, cả ở Mỹ lẫn trong toàn bộ thế giới phương tây và đã góp phần quyết định vào việc tổng động viên của phong trào chống chiến tranh.Trung uý Lieutenant William Calley, kẻ chỉ huy cuộc thảm sát.Diễn biến vụ xét xử Lieutenant William CalleyToà án quân sự xét xử William Calley tại Fort Benning, bang Georgia, bắt đầu ngày 17/11/1970. Công tố viên là đại tá Aubrey M. Daniel III, 28 tuổi, người còn ít kinh nghiệm. Luật sư biện hộ của Calley là George Latimer, một cựu quan toà quân sự. Theo cáo trạng bên quân đội, Calley đã “giết 109 người châu Á”. Chỉ một vài lính thuộc trung đội của Calley đồng ý ra làm chứng, còn lại từ chối. Các bức ảnh sống động của phóng viên chiến trường Haerberle cũng là bằng chứng sắc cạnh.Trong suốt quá trình xét xử, Calley tỏ ra là một người lính tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh. Hắn được sống trong một căn hộ riêng biệt tại doanh trại ở Fort Benning.Trong quá trình xét xử, ngày 11/1/1971, Paul Meadlo, 23 tuổi, một binh sĩ dưới quyền Calley thú nhận anh ta cùng Calley đã đẩy chừng gần 100 người xuống mương, chĩa súng máy nhả đạn liên tiếp vào phụ nữ, trẻ em, người già. “Tôi đứng bên cạnh Calley. Anh ta ra lệnh bắn. Anh ta đã xả hết 4 hay 5 băng đạn gì đó”, Meadlo kể lại. Dennis Conti, một nhân chứng khác cho biết, trong ngày khủng khiếp đó, Meadlo cuối cùng đã gần như bật khóc và không thể tiếp tục được nữa, nhưng Calley ép anh ta không được ngừng tay súng. Tất cả bằng chứng gộp lại cho thấy, Calley đã nạp 10-15 băng đạn, trong khi các nạn nhân rên siết dưới lòng mương, các bà mẹ ra sức che đạn cho con nhỏ...Khi Calley đứng lên tự biện hộ, hắn ngạo mạn cho rằng “giết người” là một phần công việc phá huỷ mọi thứ tại Việt Nam. Hắn nói: “Tôi không thể dừng lại cân nhắc xem chúng là nam, là nữ hay là trẻ con... Tôi thực hiện mệnh lệnh được giao và tôi không thấy có gì sai trái”. Luận điệu ấy lặp lại nhiều lần đã buộc đại uý Ernest Medina, thượng cấp của Calley, phải hầu toà. Ông ta phủ nhận mọi cáo buộc của Calley: “Không, anh (Calley) không được giết phụ nữ và trẻ con... Nếu họ có vũ khí và định bắt giữ anh thì anh mới có quyền bắn trả”.Bản án giữa đôi dòng dư luậnNgày 29/3/1971, toà án kết tội Calley giết chết ít nhất 22 người Việt. Sau khi nghe tội danh, hắn đã đứng thẳng dậy, hướng về chủ tịch bồi thẩm đoàn, nghiêm trang chào theo kiểu nhà binh. Ngày hôm sau, toà tuyên án tù chung thân và lao động khổ sai.Bản án khiến nhiều người không tâm phục khẩu phục. Một số cho rằng Calley chỉ là bia đỡ đạn cho các quan chức quân sự cấp cao, những người đáng lẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về vụ thảm sát này. Tuy nhiên, dư luận Mỹ lại đòi chính quyền tha bổng cho Calley. Chỉ hai ngày sau, 1/4/1971, tổng thống Nixon đặc cách cho Calley chỉ phải chịu quản thúc tại gia trong khi tiến hành thủ tục phúc thẩm. Phản ứng lại ân chuẩn này, công tố viên Daniel đã gửi thư công khai chỉ trích tổng thống: “Quyết định của ngài thật sai lầm, vì như vậy sẽ khiến nhiều người Mỹ không nhận thức được khía cạnh đạo đức của vấn đề... Đó là, việc lính Mỹ bắn vào những người tay không và thiếu khả năng kháng cự là bất hợp pháp”.Vài năm tiếp theo, Calley vẫn tiếp tục được sống dưới mái nhà của mình. Hắn từng nói với phóng viên: “Tôi rất tự hào vì đã phục vụ quân đội Mỹ và tham gia trận Mỹ Lai”. Năm 1973, mức án của hắn được bộ trưởng Quân đội giảm xuống 10 năm. Ngày 9/9/1974, Calley được ân xá. Như vậy, hắn ta chỉ thụ án tại gia 3,5 năm và khoảng 1 tháng cho mỗi 10 người dân Mỹ Lai bị giết.Hiện nay, Calley sống ẩn dật tại Columbus, bang Georgia và làm việc cho cửa hàng trang sức của gia đình. Hắn từ chối các cuộc tiếp xúc với báo giới và tránh nhắc về Việt Nam. Ngược với Calley, Thompson đã trở về thăm lại mảnh đất Mỹ Lai và được dân làng nơi đây đón tiếp nồng hậu. Ông không ngại gặp gỡ báo chí với nụ cười rạng rỡ trên môi.Có lẽ hình phạt thích đáng nhất Calley và những tên tội phạm khác dấu mặt trước toà là nỗi ám ảnh Mỹ Lai dai dẳng suốt cuộc đời. Riêng với Calley, tên của hắn được lưu giữ trong lịch sử thế giới với cái mác của một kẻ giết người hàng loạt.

Vợ Bé tôi đó đẹp Gái không?


Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

KAIZEN LÀ GÌ?

KAIZEN LÀ GÌ?
Kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của moi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Khái niệm Kaizen
Kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của moi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Có hai cách tiếp cận để nâng cao năng suất trong các công ty:
- Cách tiếp cận từng bước - Kaizen.
- Cách tiếp cận mang tính đột phá - Đổi mới
Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như m?i cán bộ công nhân viên.
Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong một thời gian dài. Thực tế, các công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có sự tham gia của nhân viên vì các chương trình này nằm trong tầm kiểm soát của các cán bộ quản lý. Kaizen ít tốn kém hơn là đầu tư mới. Nó nâng cao chất lượng công việc nó ghi nhận sự tham gia của nhà quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động.
Các nhà quản lý phương Tây tôn sùng đổi mới. Đổi mới là sự đột phá về công nghệ hoặc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới. Đổi mới mang tính đột phá và gây tác động mạnh còn Kaizen thì dần dần và tinh tế, kết quả không nhìn thấy ngay. Trong khi Kaizen là một quá trình liên tục thì đổi mới thường là hiện tượng tức thời
So sánh các đặc điểm chính giữa Kaizen và Đổi mới. Một trong những điểm hấp dẫn của Kaizen là nó không đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp hay công nghệ mới. Để thực hiện Kaizen, bạn chỉ cần các kỹ thuật thông thường, đơn giản như bẩy công cụ kiểm soát chất lượng (biểu đồ pareto, nhân quả, tổ chức, kiểm soát, phân tán, các đồ thị và phiếu kiểm tra).
Kết hợp Kaizen và đổi mới
Trong thực tế không có cái gì tồn tại vĩnh cửu. Tất cả các hệ thống đều đi đến sự xuống cấp sau khi chúng được thiết lập. Một trong các định luật nổi tiến nhất của Parkinson là “Một tổ chức khi đã hình thành được một cấu trúc thì cũng là lúc tổ chức đó bắt đầu xuống cấp”. Nói cách khác, để cải thiện hoặc thậm chí để duy trì hiện trạng thì tất yếu phải có những nỗ lực liên tục.
Khi không có sự nỗ lực cải tiến liên tục thì sự xuống cấp là không tránh khỏi. Do đó, thậm chí khi đổi mới tạo ra một chuẩn mực hoạt động mới tồn tại thì mức hoạt động mới cũng sẽ suy giảm nếu như chuẩn mực này không được bổ sung và cải tiến liên tục. Do vậy, bất cứ khi nào đổi mới đạt được thì nó phải được tiếp nối với các hoạt động của Kaizen để duy trì và cải tiến nó.
Trong khi đổi mới là một sự đột phá mà ảnh hưởng của nó được tạo dựng dần dần nhờ sự cạnh tranh có chủ ý và sự phá huỷ các chuẩn mực, còn Kaizen là nỗ lực với các ảnh hưởng tích luỹ đánh dấu một tiến bộ vững chắc theo thời gian. Nếu các chuẩn mực chỉ tồn tại để duy trì hiện trạng, chúng sẽ không bị ảnh hưởng chừng nào mức hoạt động đó có thể chấp nhận được. Kaizen, mặt khác có nghĩa là một nỗ lực thường xuyên không chỉ để duy trì mà còn nâng cấp các chuẩn mực. Các nhà chiến lược Kaizen tin rằng các chuẩn mực về bản chất là dự định giống như các bậc đá với một chuẩn mực này dẫn tới chuẩn mực khác khi các nỗ lực cải tiến liên tục được thực hiện
Các khái niệm Kaizen cơ bản
Để thực hiện Kaizen, ban lãnh đạo cần nắm bắt và vận dụng các khái niệm cơ bản:
- Kaizen và quản lý
- Quá trình và kết quả quá trình
- Chu trình PDCA
- Chất lượng là hàng đầu
- Quyết định dựa trên sự kiện
- Quá trình tiếp theo là khách hàng. internet

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Chúng Ta đi một vòng đất nước Việt Nam xem các "Đại Ca" Công An Nhân Dân của chúng ta thực thi pháp luật như thế nào nha

Bác này ở Hà Lội nè ..... hè hè dừng xe đèn đỏ lấn vạch, không đội nón bảo hiểm nũa chứ




"Vì Nhân Dân Phục Vụ " lần sau mua nón Bảo Hiểm nhớ mua nón trùm kím hàm nha nếu không gặp Bác này là nguy ......



còn Bác này ở Nghệ An đó ngầu không ?




Bác này nữa nè ở Sài Gòn thân yêu đó


Bác này thỉ ở Sài Gòn nhìn rất Ngầu

Còn Bác này vừa đội nón không cài quai mặc đồng phục lại còn đi dép nhìn như đi bán heroin vậy




Phản đối bản đồ Lưỡi bò của Trung Quốc !!!

Có một blogger hỏi tôi: báo chí đưa tin Trung Quốc lập “cái gọi là thành phố Tam Sa“. Vậy ngoài Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta, thì quần đảo thứ ba là Sa nào: Đông Sa hay Trung Sa ?
Tôi nghĩ đây cũng là câu hỏi của nhiều người, nên xin góp vài tư liệu như sau:
Ở biển Đông , có tất cả 4 quần đảo lớn, đó là Đông Sa, Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa.
Nhìn vào bản đồ:
Đông Sa đuợc khoanh vàng,
Hoàng Sa màu xanh dương,
Trung Sa màu đỏ
Trường Sa màu xanh lá cây.




Quần đảo Đông Sa (tức Dongsha hoặc Pratas islands) hiện nay đang thuộc quyền quản lý của Đài Loan.
Quần đảo Trung sa (Zhongsha) rất ít nghe nhắc đến. Đó chính là Macclesfield Bank, là nhóm bãi ngầm nằm ở phía Đông Nam của quần đảo Hoàng Sa. Bạn khó thể thấy được Trung sa trên bản đồ vệ tinh của Google hoặc Wiki, vì đây chỉ là những bãi ngầm không có đảo và chưa có căn cứ quân sự nào được xây dựng ở đây. Nhưng đó vẫn là một vị trí chiến lược, nên cả Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền thuộc về họ, mặc dù quần đảo này nằm cạnh…Philippin. Mà chủ quyền của ai, chúng ta không quan tâm lắm, vì Trung Quốc hay Đài Loan đều là …China.
Quay trở lại câu hỏi bên trên, căn cứ vào một trang web mà chính quyền Trung Quốc vừa tạo ra mới đây, thì “cái gọi là thành phố Tam sa” bao gồm Trung Sa, và Hoàng Sa, Trường sa (của Việt nam)
Nhưng tại sao tôi lại sử dụng một bản đồ Trung Quốc để minh họa cho entry này?
Ồ, không đâu, tôi muốn các bạn nhìn thấy “cái lưỡi bò Trung Quốc” (lời một quan chức`cao cấp Bộ ngọai giao Việt nam), nhìn thấy cái mưu đồ nuốt chửng biển Đông của chính quyền Trung Quốc.


Nhìn vào đường vạch màu đen trên bản đồ, đố ai chịu nổi ! Nhưng họ cứ trắng trợn khoanh lại và tuyên bố bên trong đường viền “lưỡi bò” đó là chủ quyền của Trung Quốc.
Vậy đấy, con bò đói cỏ và “khát dầu” này chưa bao giờ từ bỏ mưu đồ liếm láp phương Nam. Vấn đề của chúng ta là : phải làm sao cắt đứt cái lưỡi bò này !
Vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì để cắt cái lưỡi bò này?
Trước yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích biển đông: Không chấp nhận đường “lưỡi bò”
TT – Ngày 7-5 vừa qua, cùng với công hàm gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối việc Việt Nam nộp báo cáo về ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc theo quy định của Công ước Luật biển 1982, Trung Quốc đã gửi kèm một sơ đồ trên đó thể hiện đường yêu sách chín đoạn của mình trên biển Đông.
Theo đó, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông – TT) và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó (xem sơ đồ kèm theo)”.
Đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc giống như chiếc lưỡi bò trên biển Đông vẽ sát vào bờ các nước ven biển Đông. Đây là sơ đồ mà Trung Quốc gửi kèm công hàm của họ đến tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Ngày 8-5-2009, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã có công hàm số 86/HC – 2009 gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ công hàm và sơ đồ nói trên. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã trả lời phỏng vấn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và coi đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ là “không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn”.
Trong bài này tác giả sẽ không trình bày về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chỉ đi sâu phân tích về đường yêu sách chín đoạn được Trung Quốc nêu ra trong sơ đồ kèm theo công hàm nói trên.
Đường yêu sách khó hiểu
Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”… đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc Dân Đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt hai đoạn trong vịnh Bắc bộ nên chỉ còn lại chín đoạn).
Công hàm ngày 7-5-2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách chín đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này với thế giới.
Trước đó, mặc dù đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng CHND Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về ý nghĩa pháp lý quốc tế cũng như quốc gia của đường đứt đoạn này. Thậm chí trong những văn bản pháp lý quan trọng của CHND Trung Hoa về các vùng biển (như: các tuyên bố về lãnh hải 1958, về lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, về đường cơ sở 1996 và về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998…) thì đường yêu sách này cũng không hề được nhắc đến.
Sớm hơn CHND Trung Hoa một chút, năm 1993, trong bản “Giải thích chính sách biển Nam Trung Hoa” do Viện Hành pháp Đài Loan thông qua thì vùng nước nằm bên trong đường đứt đoạn được coi như “vùng nước lịch sử” của Đài Loan. Như vậy, quan điểm của Đài Loan về đường đứt đoạn khác với quan điểm của CHND Trung Hoa. Trong khi Đài Loan coi vùng nước ở trong đường đứt đoạn mà mình yêu sách có quy chế nội thủy (tức là đòi hỏi có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ) thì theo công hàm ngày 7-5-2009, CHND Trung Hoa lại phủ nhận việc Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng nước này, chỉ đòi hỏi “quyền chủ quyền và quyền tài phán”, tức là đòi hỏi một vùng biển có quy chế pháp lý tương tự với quy chế của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982.
Trước khi Nhà nước Trung Quốc xác định quy chế pháp lý của con đường này, tại nhiều hội thảo quốc tế (như “Hội thảo về khống chế xung đột tiềm tàng ở biển Đông” diễn ra hằng năm từ 1991 đến nay tại Indonesia) các học giả Trung Quốc lại có những giải thích khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau về giá trị pháp lý quốc tế của đường đứt đoạn.
Có một điều khác cũng rất quan trọng mà tất cả học giả và kể cả Nhà nước Trung Quốc cho đến nay không thể trả lời được là: làm sao xác định được tọa độ cũng như vị trí chính xác của từng đoạn cũng như của toàn bộ chín đoạn của đường yêu sách này. Chẳng hề có một văn bản nào (dù là chính thức hay không chính thức) quy định hoặc giải thích về việc đó. Theo Phan Thạch Anh, một học giả Trung Quốc có uy tín, điều này “để lại khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai” (Pan Shiying, bài đăng trong tạp chí Economic Information & Agency, 7-1996).
Có lẽ không cần bình luận gì thêm vì sao một yêu sách được cho là “đã có lịch sử hơn nửa thế kỷ” lại không được các nước trong khu vực tính đến và không ai tôn trọng trên thực tế. Đường đứt đoạn này không thể là yêu sách nghiêm túc của một quốc gia đối với một vùng biển rộng lớn vì nó không có một nội dung pháp lý rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn, và không thể xác định được vị trí của nó trên thực địa.
Không có giá trị pháp lý quốc tế
Lập luận đầu tiên và được sử dụng nhiều nhất của các học giả Trung Quốc khi giải thích về đường đứt đoạn được vẽ trên bản đồ biển Đông là yêu sách này phải được xem xét dưới góc độ của “luật pháp quốc tế đương đại” (tức luật pháp quốc tế vào thời điểm nó được vẽ ra), chứ không thể sử dụng Công ước Luật biển 1982 để xem xét (“người cũ biện pháp cũ, người mới quy định mới”, câu của Trương Thiệu Trung trong bài đăng trên báo mạng Nhân Dân (Trung Quốc) ngày 2-4-2009). Chúng ta sẽ xem xét đường yêu sách của Trung Quốc theo cách này.
Vào thời điểm mà đường đứt đoạn được vẽ ra (1947) những quy định của Luật biển quốc tế còn tồn tại dưới dạng những quy phạm tập quán, theo đó lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ có chiều rộng 3 hải lý tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất. Ngoài phạm vi lãnh hải là biển cả hay còn gọi là vùng biển quốc tế, nơi mà mọi quốc gia đều có thể thực hiện quyền tự do biển cả.
Cho đến năm 1958 các chính quyền khác nhau của Trung Quốc (triều đình nhà Thanh, Cộng hòa Trung Hoa và cả CHND Trung Hoa) đều công nhận hoặc không công khai phản đối chiều rộng của lãnh hải là 3 hải lý
Như vậy, ngay cả theo luật pháp quốc tế đương đại, một đường đòi hỏi không rõ ràng đối với một vùng biển rộng lớn như vậy không thể nào được coi là hợp pháp. Tiến sĩ Djalal, một chuyên gia luật biển nổi tiếng người Indonesia, viết: “Không thể chấp nhận được rằng vào năm 1947, khi luật quốc tế nói chung chỉ ghi nhận lãnh hải 3 hải lý, Trung Quốc lại có thể yêu sách toàn bộ biển Đông”
Vậy đối với yêu sách về một đường xác định phạm vi “quyền chủ quyền và quyền tài phán” trên biển Đông như công hàm ngày 7-5-2009 của Trung Quốc nêu ra thì sao? Câu trả lời cũng sẽ tương tự như trên. Vì vào thời điểm này các quốc gia ven biển không có quyền mở rộng các quyền liên quan đến chủ quyền ra ngoài phạm vi lãnh hải của mình. Cũng cần nhấn mạnh Luật biển quốc tế thời kỳ này hoàn toàn không điều chỉnh “đáy biển và lòng đất dưới đáy biển” ngoài phạm vi lãnh hải, vì vậy Trung Quốc càng không thể đòi hỏi quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với một vùng biển rộng lớn nằm trong đường đứt đoạn.
Lập luận thứ hai được các học giả Trung Quốc sử dụng để giải thích về đường đứt đoạn là do đường này được vẽ ra từ năm 1947 nên Trung Quốc có thể đòi hỏi đối với vùng biển nằm trong đường này một “danh nghĩa lịch sử” nào đó, hoặc như yêu sách của chính quyền Đài Loan, coi đây là “vùng nước lịch sử”. Theo Phan Thạch Anh cũng như hai học giả Đài Loan Lý Tấn Minh và Lý Đức Hu (Li Jinming & Li Dexia, The dotted line on the Chinese map of the SCS, Ocean Development & International Law, 2003) do con đường này đã tồn tại hơn nửa thế kỷ và không quốc gia nào phản đối nên đã tạo ra một danh nghĩa lịch sử cho Trung Quốc.
Cần phải nhắc lại rằng tại Hội nghị Luật biển của Liên Hiệp Quốc lần thứ 3, các quốc gia đã không nhất trí được việc đưa vào Công ước Luật biển 1982 những quy định cũng như định nghĩa về vùng nước lịch sử. Tuy vậy, từ những tranh luận tại hội nghị, có thể rút ra những tiêu chí để một vùng nước có thể được xem xét danh nghĩa lịch sử gồm: yêu sách phải công khai; quốc gia yêu sách phải thực hiện quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, liên tục và hòa bình trong một thời gian dài; yêu sách phải được các quốc gia liên quan công nhận.
Đường chín khúc đứt đoạn được Trung Quốc thể hiện trong sơ đồ đính kèm công hàm ngày 7-5-2009 cũng không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Công ước Luật biển 1982. Vì bản chất tiến bộ của Công ước Luật biển 1982 là sự công nhận và mở rộng quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển được bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên gắn liền với lãnh thổ của mình. Một con đường không rõ ràng nằm cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn cây số liệu có thể đáp ứng quy định của Công ước Luật biển 1982.
Xét theo luật pháp quốc tế hiện đại cũng như luật pháp quốc tế cổ điển, yêu sách đường đứt đoạn chín khúc của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được.
Không phù hợp với xu thế của khu vực
Người ta có thể hiểu được vì sao Trung Quốc trong nhiều năm đã in các bản đồ có thể hiện đường đứt đoạn chín khúc, nhưng lại không công bố chính thức yêu sách của mình trên biển Đông theo con đường này. Ngoài những lý do đã phân tích ở trên có lẽ sự thận trọng của Trung Quốc xuất phát từ sự cân nhắc đến tác động của việc đưa ra yêu sách này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Liệu hình ảnh mà nhân dân Trung Quốc đã dày công xây dựng về một đất nước Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, hữu nghị và hợp tác có còn được nguyên vẹn trong con mắt của nhân dân các nước láng giềng sau khi Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách đối với 80% diện tích của biển Đông? Liệu việc làm này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự đánh giá của các nước ASEAN đối với những chính sách và việc làm phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về ứng xử trên biển Đông (DOC) trước đó của Trung Quốc?
Với vị trí địa chính trị, cấu tạo tự nhiên và hoạt động kinh tế – xã hội liên kết giữa các quốc gia, biển Đông là ngôi nhà chung của các quốc gia trong khu vực. Các nước ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều cố gắng để duy trì hòa bình, ổn định và phát triển hợp tác quốc tế trên biển Đông.
Việc công khai đưa ra yêu sách về đường đứt đoạn vào lúc này chỉ làm cho tình hình trên biển Đông thêm phức tạp, đi ngược lại xu thế và nỗ lực của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế muốn tìm kiếm một giải pháp ổn định lâu dài cho những tranh chấp biển Đông. Các vấn đề trên biển Đông cần được các nước trong khu vực, trên tinh thần tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, tìm ra một giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận được.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

Thưởng Tết được miễn thuế một nửa


Lương tháng thứ 13, tiền thưởng Tết năm 2009 sẽ được miễn một nửa số thuế phải nộp theo Thông tư 160 hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành chiều tối qua (12/8). Theo đó, tất cả các khoản thu nhập phát sinh trong 6 tháng đầu năm (từ 1/1 đến hết ngày 30/6) đều được miễn thuế chứ không căn cứ vào thời gian chi trả. Các cá nhân có thu nhập phát sinh trong 6 tháng đầu năm nhưng nhận sau ngày 30/6 cũng không bị tính thuế.
Thời hạn chi trả tiền lương, tiền công của 6 tháng đầu năm được miễn thuế là 31/12/2009. Đối với các khoản thu nhập được miễn thuế là số tiền thưởng của quý I và II, hạn chót chi trả tiền là ngày 31/12/2009.
Miễn thuế cho toàn bộ thu nhập phát sinh trong 6 tháng đầu năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Các khoản tiền thưởng cho cả năm 2009, tiền thưởng Tết, thưởng quý III và IV, lương tháng thứ 13, hoa hồng... sẽ được miễn một nửa số thuế phải nộp. Hạn chót chi trả cho các khoản thưởng năm 2009 là ngày 31/3/2010. Như vậy, các cá nhân nhận một phần khoản tiền thưởng Tết sớm trong tháng 6 sẽ được miễn một nửa số thuế phải nộp.
Cũng theo quy định của Bộ Tài chính, các cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, có hóa đơn chứng từ cũng được miễn toàn bộ số thuế thu nhập của 6 tháng đầu năm. Trong trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được chính xác thu nhập chịu thuế phát sinh trong 6 tháng đầu năm sẽ được chia thành 3 loại để tính thuế.
Đối với cá nhân kinh doanh đủ 12 tháng của năm 2009 sẽ được miễn một nửa thu nhập chịu thuế của cả năm 2009.
Đối với cá nhân kinh doanh không đủ 12 tháng thì số thuế được miễn sẽ bằng doanh thu thực tế của 6 tháng đầu năm 2009 chia cho doanh thu cả năm rồi nhân với thu nhập chịu thuế cả năm 2009.
Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu kinh doanh, không hạch toán được chi phí, nộp thuế theo kê khai thì căn cứ xác định thuế số được miễn là mức thu nhập ấn định. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định thì số thuế được miễn là số thuế khoán phải nộp.
Quy định này có hiệu lực thi hành từ 25/9, tức là sau 45 ngày kể từ ngày ký. Theo đó, trước ngày 12/8, các đơn vị chi trả đã khấu trừ thuế đối với khoản thu nhập được miễn thì phải có trách nhiệm trả lại tiền thuế đã khấu trừ cho người nộp thuế. Đối với cá nhân đã kê khai nộp số thuế được miễn vào ngân sách thì sẽ được hoàn trả hoặc bù trừ vào kỳ nộp thuế sau.
Các đối tượng nằm trong diện được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009, gồm các cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh; từ tiền lương, tiền công; từ nhận thừa kế; từ quà tặng. Từ 1/7, các cá nhân có thu nhập từ các khoản nêu trên nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn (gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại được miễn thuế thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2009.Các khoản thu nhập khác như nghỉ lễ, nghỉ mát, tiền trang phục... cũng được miễn thuế nếu chi trả trong 6 tháng đầu năm.

Tìm kiếm

Được xem nhiều nhất

Lưu trữ Blog