Thứ Ba, 30 tháng 12, 2008

Học sinh đánh hội đồng, lột áo....

Video bạo lực học đường.

Con này đúng là lỳ như thú vậy bị đánh như thế mà vẫy không biết chạy

Bạn đang tìm kiếm một trang web Download ?

Đây là chương trình download rất hiệu qủa về các nội dung cần thiết bạn hãy lick vào liên kết dưới đây: http://download.top1.vn/

Hệ Thống Các Văn Bản Của Chình Phủ

Bạn nào cần cập nhật những văn bản mới nhất của Chình Phủ Việt Nam hay lick vào đây: http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,638897&_dad=portal&_schema=PORTAL&newdoc=1

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

tròi ơi ngon quá











Trời ơi là trời khiếp quá
















Kinh dị quá đi thôi, coi mà tôi thèm thịt quá aaa

Chơi kiểu gì kỳ vậy tự nhiên lột áo người ta ra là sao?????

Thuỳ Linh (Vàng Anh) dạy nhảy sexy nè các bạn

http://www.youtube.com/watch?v=PNkxtdfd5hw

Download các chương trình dệt Virus hiệu quả nhất thề giới

Vô đây đề Download : http://www.conghung.com/?conghung=mod:downloadact:categorycatID:1

Hoàng Thuỳ Linh Dạy nhảy Sexy vô dây coi nè

http://olyu.tk/

http://olyu.tk/

Teen làm trò gì ở nhà nghỉ



" Teen làm trò gì ở nhà nghỉ :-s " Căn phòng rộng chừng 15 m2 với khoảng 4 tấm nệm mút nhỏ bốc mùi ngai ngái được chất ở góc phòng. Các đôi bắt đầu phân chia lãnh thổ của mình và… vô tư thể hiện “tình thương mến thương”.


Các nhà nghỉ đang là điểm hẹn buổi trưa của rất nhiều học sinh ở TP HCM. Các “teen” vào đây “yêu” nhau hoặc để “phê” ma túy.
”Ê, tụi nó đang thu tiền trưa nay đi dù kìa, mày có góp không?” “Đi đâu?”, “Thôi, đừng cầy tơ lá mơ nữa, đi khách sạn chứ đi đâu”…
Gọi là khách sạn cho oai chứ đa số điểm lui tới “nghỉ ngơi” của teen sau buổi học sáng thường là những khu nhà trọ trong hẻm nhỏ, vắng, lại khá ẩm thấp và bé xíu, đủ kê một cái giường, một cái quạt để ngủ. Teen ở khu vực Bình Thạnh thường hẹn hò nhau đến khách sạn mini V. hoặc mấy khách sạn nhỏ xíu ở khu Tân Cảng vì giá ở đây cũng phải chăng vào buổi trưa, và có khuyến mãi nếu thuê phòng từ 2 tiếng trở lên, chẳng hạn 1 tiếng đồng hồ thì 70.000 đồng, nhưng 2 tiếng chỉ 80.000 đồng.
Teen quận 10 sang hơn thì có thể lui tới các khách sạn ở khu Kỳ Hòa với giá không mềm chút nào, khoảng 200.000 đồng một phòng. Hầu hết các khách sạn ở đây đều phục vụ thượng đế từ A đến Z, bán thức ăn (chủ yếu là những tô mì gói đựơc đổ nước sôi) và cả bao cao su, thuốc ngừa thai… Một ông chủ khách sạn tiết lộ: “Đã đi khách sạn rồi thì không có đứa nào đàng hoàng đâu. Kệ tụi nó đi, ngu thì… chết ráng chịu!”.
Buổi trưa, teen vào khách sạn để làm gì?
Một số teen tự thú đi khách sạn buổi trưa là để tránh sự kiểm soát của gia đình, ít bị người ta dòm ngó và vì giá phòng buổi trưa khá rẻ. Gọi là vào khách sạn nghỉ trưa nhưng các em thường “phê” luôn tới chiều. Cúp tiết, bỏ bê bài vở là chuyện thường tình.
Lời nói của ông chủ khách sạn kia đã phần nào giải đáp câu hỏi: “Teen vào khách sạn để làm gì?”. K. và L., khách quen của khách sạn V., tiết lộ: “Hẹn hò ở đâu cũng thấy ngại vì sợ bị mọi người bắt gặp. Vào khách sạn, chịu khó chi tiền thì được thoải mái!”. Một số học sinh còn rủ nhau thuê khách sạn để… phê ma túy.
Trong số teen hay “đi dù” khách sạn buổi trưa, nhiều cặp rủ nhau thuê chung một phòng. Có hôm, một nhóm học sinh đi vào nhà nghỉ V. Hình như đây là khách hàng quen thuộc nên dù thấy các cô cậu này vẫn còn mặc đồng phục, từ bảo vệ cho đến ông chủ khách sạn vẫn vui vẻ đưa chìa khóa lên phòng mà không đòi bất cứ giấy tờ gì
Căn phòng rộng chừng 15 m2 với khoảng 4 tấm nệm mút nhỏ bốc mùi ngai ngái được chất ở góc phòng. Các đôi bắt đầu phân chia lãnh thổ của mình và… vô tư thể hiện “tình thương mến thương”.
Những chiếc bẫy đang chờ sẵn
Chưa kể những hậu quả do teen tự tạo ra, nguy hiểm đang chực chờ quanh khách sạn kiểu này thường rất khủng khiếp. T., học sinh một trường THPT, kể chuyện mình dùng trúng một chiếc bàn chải đánh răng cũ. Nó được cho vào bao nylon đàng hoàng nhưng đến lúc đánh răng xong, T. mới thấy trên cán bàn chải có khắc hình trái tim và hai cái tên rất nguệch ngoạc.
Mấy tháng sau, T. xét nghiệm máu thấy mình vẫn an toàn, nhưng từ đó về sau nói đến khách sạn là T thấy tởm lợm.
Các nhà nghỉ, khách sạn kiểu này thường là nơi lui tới của đủ thành phần, lại không được làm vệ sinh thường xuyên nên chứa rất nhiều vi trùng gây bệnh. Một số chủ nhà nghỉ biết teen sợ bị phát hiện nên thường xuyên thu thêm phí (đổ cho khách làm hư hại đồ rồi bắt đền gấp đôi, gấp ba). Có nhiều teen bị lấy cắp cả xe máy nhưng đành im lặng vì sợ làm lớn chuyện cha mẹ sẽ biết. Có ông chủ, bà chủ khách sạn đặt camera trong phòng, ghi lại hình ảnh của teen để… dựng thành phim, phát tán khắp nơi.

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2008

Từ 2009: Lương tối thiểu khối DN tăng thêm 200.000 đồng/tháng

Từ 1/1/2009, lương tối thiểu trong khối DN được điều chỉnh
(Dân trí) - Từ 1/1/2009, tiền lương tối thiểu của người lao động đối với doanh nghiệp trong nước được tăng thêm từ 110.000 đồng/tháng đến 180.000 đồng/tháng; Doanh nghiệp FDI tăng thêm từ 120.000 đồng/tháng đến 200.000 đồng/tháng.
Bộ LĐ-TB&XH vừa tổ chức họp báo giới thiệu nội dung 2 Nghị định của Chính phủ qui định mức lương tối thiểu (LTT) vùng áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp (DN). Theo đó, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu lần này được áp dụng cho 4 vùng thay vì 3 vùng như trước.
Cụ thể, theo Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 qui định mức LTT vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động thì mức điều chỉnh áp dụng ở vùng I (các quận và thành phố Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội; các quận thuộc TPHCM) là: 800.000 đồng/tháng;
Vùng II (các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, thành phố Sơn Tây thuộc TP Hà Nội; các huyện thuộc TP Hồ Chí Minh; quận, huyện thuộc TP Đà Nẵng; quận Ninh Kiều, Bình Thủy thuộc TP Cần Thơ; TP Hạ Long; TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc Đồng Nai; 1 số huyện thuộc Bình Dương; TP Vũng Tàu và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là: 740.000 đồng/tháng;
Vùng III (các thành phố trực thuộc tỉnh, các huyện còn lại của TP Hà Nội, một số thành phố, thị xã, huyện của các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu) là: 690.000 đồng/tháng;
Vùng IV (gồm các địa bàn còn lại) là: 650.000 đồng/tháng.
Đối với DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 cụ thể là:
- Vùng I, đối với DN trong nước là: 800.000 đồng/tháng; DN FDI là: 1.200.000 đồng/tháng.
- Vùng II, DN trong nước: 740.000 đồng/tháng; DN FDI: 1.080.000 đồng/tháng.
- Vùng III, DN trong nước: 690.000 đồng/tháng; DN FDI: 950.000 đồng/tháng.
- Vùng IV, DN trong nước: 650.000 đồng/tháng; DN FDI: 920.000 đồng/tháng.
Đối với việc điều chỉnh LTT lần này, ông Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết đã được tính toán cân nhắc không làm ảnh hưởng quá lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp (khoảng từ 1,3%-1,7%). Được biết, Bộ LĐ-TB&XH sẽ sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện 2 Nghị định trên và chậm nhất đến ngày 15/12, các DN phải công bố phương án thực hiện cho người lao động.

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2008

Luyện tập trí nhớ

(Dân trí) - Trí nhớ của con người là vô hạn, đơn giản là chúng ta thường không biết cách luyện tập trí nhớ một cách đúng đắn.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng, tập trung chú ý, liên tưởng và lặp lại nhiều lần sẽ có một trí nhớ tốt.

Để có thể tập trung tốt bạn luôn cần phải biết hít thở. Hãy hở thật sâu khoảng 5 giây, nắm chặt bàn tay. Sau đó từ từ thở ra bằng miệng và thả lỏng bàn tay. Thực hiện bài tập này khoảng 5 lần.

Tăng khả năng tập trung cũng có thể bằng cách luyện tập thể dục. Luyện tập thể dục sẽ làm tăng lượng ôxy vào não. Đặc biệt hiệu quả nếu mỗi ngày bạn đi bộ khoảng 15 - 20 phút. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, những gì mà bạn yêu thích, bao giờ cũng dễ dàng ghi nhớ hơn và không cần tập trung nhiều.

4 bài tập dưới đây sẽ giúp bạn có một trí nhớ tốt:

Bài tập 1: Liên tưởng

Hãy để cho ai đó đọc thật chậm từng cặp từ một. Bạn hãy chú ý lắng nghe và cố gắng ghi nhớ, sau đó hãy đề nghị người đối diện đọc lại cho bạn từ thứ nhất trong những cặp từ đó, từ thứ hai bạn sẽ tự nhớ.
VD: 1. gà - trứng, dao - cắt, ngựa - cỏ, sách - đọc, gà - gáy, bút - vở, bò - sữa…
2. lông - nước, kính - lỗi, chuông - trí nhớ, bồ câu - bố, thùng nước - tàu điện….

Bài tập 2: Phát triển tưởng tượng thị giác

Hãy nhắm mắt và tưởng tượng ra các bức tranh mà bạn đang nói ra.

Ví dụ như: 1. Con sư tử đang vồ con sơn dương
2. Im lặng trong bóng tối
3. Vết bẩn trên bộ quần áo yêu thích
4. Kim cương tỏa sáng dưới mặt trời
5. Tiếng kêu hoảng hốt trong đêm
6. Chiếc bánh hạnh nhân trong hộp.
Sau đó bạn hãy nhớ lại và viết ra tất cả tên những bức tranh đó. Nếu bạn nhớ nhiều hơn 6 bức tranh thì bạn đã luyện tập bài tập này thành công.

Bài tập 3: Luyện tập khả năng tiếp nhận thông tin bằng cách nói

Hãy đề nghị ai đó đọc cho bạn khoảng 10 từ.

Ví dụ: sáng, bạc, trẻ em, sông, miền bắc, cao, bắp cải, cốc, trường, ủng.

Bạn cần phải nói lại những từ này đầy đủ và theo đúng trật tự mà bạn đã được nghe.

Bài tập 4:

Trước khi đi chợ, bạn hãy ghi tất cả những thứ cần mua ra giấy. Đọc đi đọc lại một vài lần (đọc to hoặc đọc thầm) rồi sau đó đi chợ và để mẩu giấy đó ở nhà.

Ngoài ra, để có trí nhớ tốt, bạn cần phải tập trung cả cách ăn uống hàng ngày.

Trong cơ thể chúng ta, mọi thứ đều liên kết với nhau. Vì thế khi bạn biết cách ăn uống, cơ thể của bạn sẽ nhận được nhiều chất kích thích hoạt động của não bộ.

Hãy cho vào khẩu phần ăn của mình nhiều nhóm vitamin B, C, F. Bạn nên chiều chuộng cơ thể mình bởi 1 lát sôcôla đen, hoa quả và đặc biệt là những thực phẩm từ biển.

Phụ nữ thường xuyên ăn kiêng sẽ có trí nhớ không tốt. Đó là bởi vì não không nhận được đầy đủ các chất cần thiết và tâm trạng của họ thường không được tốt lắm.

Tình trạng tâm lý và xúc cảm cũng đóng một vai trò rất quan trọng đối với trí nhớ. Bạn hãy cố gắng ngủ sớm, không sử dụng cofein. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, hạnh phúc mang đến cho bạn một trí nhớ tốt và giúp tiếp nhận thông tin một cách sâu sắc hơn.

5 bí quyết của nhà quản lý “siêu sao”


Đã trở thành sếp, chắc chắn bạn muốn mình trở thành một người sếp giỏi – một nhà quản lý “siêu sao”. Điều đó thật không dễ dàng để đạt được ngay trong thời gian ngắn! Bạn cần nỗ lực không ngừng, tự tích lũy những kiến thức từ thực tế công việc và luôn sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm của những nhà quản lý đi trước.
Các bí quyết sau đây được đúc kết từ kinh nghiệm của những nhà quản lý hàng đầu, hy vọng là những chia sẻ hữu ích cho bạn.
1. Chọn phong cách quản lý phù hợp nhất với bạnBạn thuộc típ nhà quản lý nào? Một số nhà quản lý dựa trên thành quả công việc của nhân viên. Cách quản lý này có vẻ hơi “lý tính”, nhà quản lý dường như là nhà chỉ huy quân sự vô cảm, họ không cần biết nhân viên có hài lòng với công việc được giao hay không. Đối lại mô típ này, một số nhà quản lý đặt nền tảng trên con người, nghĩa là họ tạo điều kiện để nhân viên hài lòng với công việc được giao. Tuy nhiên cách quản lý này đôi khi sẽ khiến cho công việc không đạt được kết quả mong đợi vì người quản lý quá thiên về việc làm hài lòng nhân viên mà thiếu sự quyết đoán.
Cách quản lý nào tốt hơn? Không có câu trả lời thích hợp cho câu hỏi này vì một trong hai cách quản lý trên không áp dụng được cho mọi trường hợp. Cách tốt nhất là bạn dung hòa giữa 2 phương pháp. Hãy tạo điều kiện tối đa để nhân viên của bạn yêu thích và hào hứng với công việc được giao nhưng vẫn cần ra những quyết định dứt khoát để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
2. Lắng nghe ý kiến của nhân viênSự khác biệt giữa một nhà quản lý độc tài và nhà quản lý dân chủ là khả năng lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên. Cách quản lý độc tài sẽ khiến cho nhân viên xa lánh người quản lý của họ, phản ứng tiêu cực bằng cách lãn công hoặc tệ hơn nữa là nghỉ việc. Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của họ. Những ý tưởng cá nhân hay những ý kiến đóng góp này luôn giúp bạn quản lý công việc của phòng ban hay đội nhóm do bạn lãnh đạo một cách tốt nhất.
Một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn “lắng nghe” hiệu quả là:- Tạo cơ hội cho nhân viên trình bày ý kiến của mình. Hãy nhớ rằng nhân viên của bạn sẽ rất thất vọng nếu bạn không lắng nghe ý kiến của họ. Các buổi họp nhóm là cơ hội để nhân viên của bạn trình bày ý kiến của họ. Bạn hãy nhớ đừng bao giờ dập tắt ngọn lửa đam mê của nhân viên khi họ đưa ra ý kiến của mình. Hãy lắng nghe và phản hồi đúng lúc.
- Phản hồi với những ý kiến nhân viên vừa trình bày. Cách để bạn thể hiện sự trân trọng và thấu hiểu ý kiến của nhân viên là tóm lược lại các ý chính sau khi họ trình bày ý kiến. Bạn hãy nhớ đừng vội vàng kết luận ngay sau khi nhân viên vừa trình bày xong, vì điều đó sẽ tạo cảm giác rằng bạn thiếu nhiệt tình, đang trong tình trạng vội vã và muốn kết thúc cuộc trao đổi càng sớm càng tốt. Vì vậy, trước khi bạn đưa ra nhận định, giải pháp của mình, hãy tóm lược bằng những câu như: “Như vậy, theo anh/chị, vấn đề ở đây là...?”
3. Đặt ra mục tiêu công việc và tiêu chuẩn đánh giá thành tích rõ ràngĐể quản lý hiệu quả và tránh bị gắn mác là một nhà quản lý chi li (micro-manager), khi mỗi ngày phải “theo dõi” xem nhân viên đã làm công việc được giao tới đâu, hãy đặt ra mục tiêu công việc thật rõ ràng cho nhân viên của bạn theo tuần, tháng hoặc quý.
Để tiêu chuẩn đánh giá được rõ ràng và công bằng, bạn cần đặt ra các mục tiêu công việc thật thông minh (SMART), nghĩa là Cụ thể (Specific), Đo lường được (Measurable), Khả thi (Achievable), Thực tế (Realistic), và Đúng hạn (Timely), theo thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 (1: chưa đạt, 5: xuất sắc).
4. Tạo động lực để nhân viên làm việc tốt nhấtCông việc nhàm chán và quá dễ dàng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhân viên nghỉ việc. Vì vậy việc khích lệ tinh thần và tạo cơ hội để nhân viên thể hiện được hết khả năng của mình là vô cùng quan trọng! Hãy thiết kế công việc thật thú vị với mục tiêu vừa đủ thách thức để tạo sự hứng khởi và hướng nhân viên của bạn đạt đến mục tiêu này. Bạn cũng đừng quên gắn liền công việc với thế mạnh và lĩnh vực đam mê của từng nhân viên. Ví dụ bạn đừng giao công việc cần sự tập trung cao và tĩnh lặng như
viết lách hay phân tích số liệu cho một nhân viên chỉ thích đi đó đi đây và ngược lại.
Để quản lý hiệu quả, bạn còn cần hiểu rõ các tác nhân khiến cho nhân viên làm việc hết mình. Đó có thể là tiền lương thỏa đáng, điều kiện làm việc tốt, sự công nhận thành tích từ người quản lý, mối quan hệ tốt đẹp đối với đồng nghiệp, với sếp…. Ngoài ra hiểu rõ sự quan trọng của chỉ số xúc cảm (Emotional Intelligence), bạn sẽ làm cho nhân viên “tâm phục, khẩu phục” và cống hiến hết mình.
5. “Lời cảm ơn cao hơn mâm cỗ”
Hãy nhớ rằng thành tích của bạn, nhà quản lý, được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Nếu bạn là nhà quản lý tốt, nhân viên của bạn sẽ đạt được thành quả cao nhất. Vậy bạn đừng quên thể hiện lòng trân trọng của mình đối với sự đóng góp nhiệt tình của nhân viên. Dựa theo bảng phân công công việc SMART ở mục 3, bạn cần đề xuất công ty tưởng thưởng xứng đáng cho nhân viên có thành tích làm việc tốt, và đề bạt thăng chức họ. Song song đó, một cái bắt tay thật chặt, một nụ cười động viên, một cái vỗ vai thân tình… còn là những hình thức động viên có giá trị hơn cả những phần thưởng vật chất.
Để trở thành nhà quản lý “siêu sao”, điều quan trọng bạn cần nhớ là hãy tự tin vào khả năng và tâm huyết của mình. Thực tế bạn cần cả chữ “tâm” và “tài” trong công tác quản lý. Vậy bạn hãy lãnh đạo nhân viên của mình với cái đầu lạnh và trái tim nóng bạn nhé.
Trong bài viết kế tiếp, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn chân dung của nhà quản lý cấp cao, hay nhân sự cấp cao. Chúng tôi còn biết bao điều muốn chia sẻ cùng bạn làm hành trang trở thành nhà quản lý giỏi. Để nâng cao các kỹ năng quản lý, bạn có thể tham gia chương trình đào tạo Chứng Chỉ Kinh Doanh Chuyên Nghiệp quốc tế (CBP) được thành lập bởi tổ chức IBTA có trụ sở chính tại Florida - Hoa Kỳ.
Đây là cơ hội giúp bạn cọ xát với các tình huống thực tế và sống động trong kinh doanh do các chuyên gia đào tạo hàng đầu của TalentLink & StudyLink International giảng dạy. Đồng thời bạn sẽ có cơ hội nắm bắt ngay học bổng toàn phần, tổng giá trị 60.000 USD trước ngày 31/7/2008 khi đến tham gia Hội thảo chuyên đề “Chứng chỉ CBP – Hoa Kỳ lần đầu tiên tại Việt Nam ” diễn ra lúc 09h00 ngày 22/07/2008 tại khách sạn Majestic số 1 Ðồng Khởi, Q.1.
Bạn có thể vào
www.Talentlink.com.vn để đăng ký tham dự hội thảo. Hãy đến để tham gia học & nâng cao kiến thức bạn nhé!

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2008

LUẬT ĐẦU TƯCỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LUẬT ĐẦU TƯCỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 59/2005/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2005

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động đầu tư.

CHƯƠNG IXQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

Điều 80. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.
3. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư.
4. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư.
6. Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư.
7. Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư.

Điều 81. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

Điều 82. Quản lý đầu tư theo quy hoạch
1. Chính phủ quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác.
Quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm phải phù hợp với lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư quy định tại các điều 27, 28, 29 và 30 của Luật này và là định hướng để nhà đầu tư lựa chọn, quyết định đầu tư.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch có trách nhiệm công bố công khai các quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Đối với dự án đầu tư chưa có trong các quy hoạch quy định tại Điều này, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối làm việc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch để trả lời cho nhà đầu tư trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhà đầu tư có yêu cầu.

Điều 83. Xúc tiến đầu tư
1. Hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước các cấp được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách nhà nước.

Điều 84. Theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư
1. Cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư các cấp tổ chức việc theo dõi, đánh giá và báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung theo dõi, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Việc ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật theo thẩm quyền và thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư;
c) Kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các bộ, ngành và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;
d) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư, kiến nghị các biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư.

Điều 85. Thanh tra về hoạt động đầu tư
1. Thanh tra đầu tư có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đầu tư;
c) Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đầu tư.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 86. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
1. Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện; tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trong hoạt động đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư hoặc quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định, bản án đó.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển kịp thời đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo biết.

Điều 87. Xử lý vi phạm
1. Người có hành vi vi phạm Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động đầu tư; có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhà đầu tư; không giải quyết kịp thời yêu cầu của nhà đầu tư theo quy định; không thực thi các công vụ khác do pháp luật quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những Quy Định Về Luật BHXH Việt Nam

Xin mời quý vị và các bạn vào trang web của BHXHTP.HCM

http://www.bhxhhcm.org.vn/default.aspx

Đầu năm 2008 tăng lương tối thiểu

Đầu năm 2008 tăng lương tối thiểu


Không phải tất cả lao động đều được tăng lương.
Từ ngày 1/1/2008, lương tối thiểu của công chức sẽ tăng thêm 90.000 đồng, thành 540.000 đồng một tháng. Lương tối thiểu của doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tăng theo vùng, thấp nhất là 540.000 đồng, cao nhất tới 1 triệu đồng.

Ngày 16/11, Chính phủ đã ban hành ba nghị định 166,167,168 về lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng. Theo đó, từ đầu năm 2008, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp của nhà nước sẽ hưởng lương tối thiểu chung là 540.000 đồng một tháng. Như vậy, một người mới tốt nghiệp ĐH, làm việc trong cơ quan nhà nước, hưởng hệ số lương 2,34 thì tổng lương sẽ là 1.263.000 đồng, tăng 210.000 đồng so với hiện nay.

Đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), mức lương sẽ căn cứ theo vùng, nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Có 3 vùng, vùng 1 gồm các quận của Hà Nội, TP HCM. Vùng 2 gồm các huyện của Hà Nội, TP HCM, các quận của Hải Phòng, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương). Vùng 3 là địa bàn còn lại.

Đối với doanh nghiệp trong nước, Chính phủ quy định lương tối thiểu của lao động làm việc tại vùng 1 sẽ là 620.000 đồng một tháng (tăng 38% so với hiện nay); vùng 2 là 580.000 đồng; vùng 3 là 540.000 đồng (tăng 20%). Đối với doanh nghiệp FDI, mức tăng 13-15% so với mức lương tối thiểu hiện nay, tương ứng 3 vùng là: 1.000.000; 900.000 và 800.000 đồng một tháng.

Chính phủ quy định rõ lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện làm việc bình thường. Nếu lao động đã qua học nghề (kể cả do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức quy định.

Trước đó, Vụ trưởng Tiền công Tiền lương Phạm Minh Huân cho rằng tăng lương tối thiểu không có nghĩa tất cả lao động đều được tăng lương. Để thu hút nhân lực, phần đông doanh nghiệp đã trả cao hơn mức lương tối thiểu sắp ban hành. Việc điều chỉnh lương tối thiểu lần này chỉ làm tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của doanh nghiệp. Hiện cả nước có khoảng 6 triệu lao động, trong đó doanh nghiệp FDI thu hút 1 triệu, doanh nghiệp nhà nước 2 triệu và doanh nghiệp dân doanh khoảng 3 triệu.

Riêng với lao động làm việc khu vực hành chính sự nghiệp (khoảng 1,5 triệu người), tăng lương tối thiểu chung đồng nghĩa nhà nước sẽ phải bỏ thêm một khoản ngân sách rất lớn. Trước đó, để tăng lương tối thiểu từ 350.000 lên 450.000 đồng, nhà nước đã phải chi trên 30.000 tỷ đồng.

Với cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong nước, đây là lần điều chỉnh lương lần thứ tư trong vòng 5 năm qua, từ mức 210.000, lên 290.000, 350.000, 450.000 và cuối cùng là 540.000 đồng một tháng. Với doanh nghiệp FDI, đây là lần điều chỉnh lương thứ hai. Hiện lương tối thiểu của doanh nghiệp FDI lần lượt là 870.000, 790.000 và 710.000 đồng, tương ứng với 3 vùng.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2008

Những người đẹp cơ quan tôi đó đẹp không?

Bé Trâm

Hai Hoa Hậu Ngọc Hiền va Phương Thảo


????????


Bé Mai, Mr Luân, Ms Thy

Bé Thảo (Hoa Hậu)


Bé Hiền

Bé Phương

Bé Loan ( Chị Loan đó đừng tưởng bở)

LUẬT THƯƠNG MẠI

LUẬT THƯƠNG MẠI

LỜI NÓI ĐẦU
Luật thương mại là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại trên các vùng của đất nước; mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài; góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định hoạt động thương mại tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

CHƯƠNG INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
MỤC 1PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNGCỦA LUẬT THƯƠNG MẠI
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại
Luật thương mại điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng của Luật thương mại
1- Đối tượng áp dụng của Luật thương mại là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam.
2- Đối với những người buôn bán rong, quà vặt có vốn kinh doanh, doanh thu, thu nhập thấp, Chính phủ ban hành Quy chế riêng theo những nguyên tắc cơ bản của Luật này.
Điều 3. Áp dụng Luật thương mại và các luật liên quan
Các hoạt động thương mại phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại với nước ngoài
1- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài không trái với pháp luật Việt Nam hoặc trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài.
3- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan;
2- Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội;
3- Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán;
4- Dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá;
5- Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại;
6- Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên;
7- Sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

MỤC 2NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNGTHƯƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
Điều 6. Quyền hoạt động thương mại
Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được hoạt động thương mại trong các lĩnh vực, tại các địa bàn mà pháp luật không cấm.
Để đảm bảo lợi ích quốc gia, Nhà nước độc quyền kinh doanh thương mại trong một số lĩnh vực, tại một số địa bàn, đối với một số mặt hàng, dịch vụ theo danh mục do Chính phủ công bố.
Nhà nước bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong hoạt động thương mại.
Điều 7. Quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thương mại
Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại.
Thương nhân được hợp tác trong hoạt động thương mại theo các hình thức do pháp luật quy định.
Điều 8. Cạnh tranh trong thương mại
1- Thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thương mại.
2- Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và các hành vi sau đây:
a) Đầu cơ để lũng đoạn thị trường;
b) Bán phá giá để cạnh tranh;
c) Dèm pha thương nhân khác;
d) Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác;
đ) Xâm phạm quyền về nhãn hiệu hàng hoá, các quyền khác về sở hữu công nghiệp của thương nhân khác;
e) Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
Điều 9. Bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng
1- Thương nhân có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hoá và dịch vụ mà mình cung ứng.
2- Thương nhân phải bảo đảm tính hợp pháp của hàng hoá bán ra.
3- Cấm thương nhân:
a) Nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng;
b) Lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Bán hàng giả;
d) Bán hàng kém chất lượng, sai quy cách lẫn với hàng đã đăng ký;
đ) Quảng cáo dối trá;
e) Khuyến mại bất hợp pháp.
4- Người tiêu dùng được thành lập tổ chức để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.
5- Trong trường hợp lợi ích của mình bị xâm phạm, người tiêu dùng có quyền khiếu nại thương nhân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện thương nhân tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước
Nhà nước đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh những mặt hàng thiết yếu nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại, là một trong những công cụ của Nhà nước để điều tiết cung cầu, ổn định giá cả nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhà nước có chính sách phát triển các doanh nghiệp công ích, các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực không thu lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp mà các thành phần kinh tế khác không kinh doanh.
Điều 11. Chính sách đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong thương mại
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong thương mại; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ và tạo điều kiện cho hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác đổi mới và phát triển; bảo đảm để kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Điều 12. Chính sách đối với thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân trong thương mại; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thuộc các thành phần này hợp tác, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức đại lý hoặc hình thành các doanh nghiệp tư bản Nhà nước, các hình thức sở hữu hỗn hợp khác nhằm phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo nội lực cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam phát triển, mở rộng thương mại hàng hoá và dịch vụ thương mại.
Điều 13. Chính sách thương mại đối với nông thôn
Nhà nước có chính sách phát triển thương mại đối với thị trường nông thôn, tạo điều kiện mở rộng và phát triển chợ nông thôn. Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ lực cùng với hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác thực hiện việc bán vật tư nông nghiệp, hàng công nghiệp, mua nông sản nhằm góp phần nâng cao sức mua của nông dân và tạo tiền đề thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Điều 14. Chính sách thương mại đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
Nhà nước có chính sách phát triển thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; có chính sách tiêu thụ sản phẩm của địa phương; có chính sách và biện pháp ưu đãi về thuế, tín dụng đối với các thương nhân kinh doanh một số mặt hàng thiết yếu; trợ giá, trợ cước cho những doanh nghiệp được giao nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng phục vụ việc thực hiện chính sách xã hội và có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng để mở rộng giao lưu kinh tế ở các vùng này.
Điều 15. Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng lưu thông hàng hoá, phát triển dịch vụ thương mại mà pháp luật không hạn chế hoặc không cấm.
Trong trường hợp cần thiết Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp kinh tế, hành chính để tác động vào thị trường nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hoặc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Cấm lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, môi trường sinh thái, sản xuất và sức khoẻ của nhân dân.
Cấm mọi hành vi cản trở lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ hợp pháp trên thị trường.
Chính phủ công bố danh mục hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
Điều 16. Chính sách ngoại thương
Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu theo quy định của pháp luật; có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại để phát triển sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chính phủ quy định các chính sách cụ thể về ngoại thương trong từng thời kỳ và chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia phát triển ngoại thương.
MỤC 3THƯƠNG NHÂN
Điều 17. Điều kiện để trở thành thương nhân
Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân
Điều 18. Những trường hợp không được công nhận là thương nhân
Những người sau đây không được công nhận là thương nhân:
1- Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
2- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù;
3- Người đang trong thời gian bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Đăng ký kinh doanh
Việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nội dung đăng ký kinh doanh
Nội dung đăng ký kinh doanh gồm:
1- Tên thương nhân, tên người đại diện có thẩm quyền;
2- Tên thương mại, biển hiệu;
3- Địa chỉ giao dịch chính thức;
4- Ngành nghề kinh doanh;
5- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu;
6- Thời hạn hoạt động;
7- Chi nhánh, cửa hàng, Văn phòng đại diện nếu có.
Trong quá trình hoạt động, nếu có thay đổi về nội dung đã đăng ký, thương nhân phải đăng ký những thay đổi này.
Điều 21. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
2- Trong trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho đương sự trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3- Trong trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đương sự có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Thương nhân phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên báo Trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
Cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh, cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả lệ phí.
Điều 24. Tên thương mại, biển hiệu
1- Thương nhân phải có tên thương mại, biển hiệu.
Tên thương mại có thể kèm theo biểu tượng.
2- Tên thương mại và biển hiệu không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3- Tên thương mại, biển hiệu phải được viết bằng tiếng Việt Nam; tên thương mại, biển hiệu có thể được viết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn.
4- Tên thương mại phải được ghi trong các hoá đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân.
Điều 25. Sổ kế toán và việc lưu giữ hoá đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan
1- Thương nhân phải mở sổ kế toán, phải ghi chép, lưu giữ sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
2- Việc huỷ sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động thương mại được thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 26. Đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế
Thương nhân phải đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế.
Điều 27. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân
1- Thương nhân được đặt Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2- Nội dung và phạm vi hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của thương nhân.
Điều 28. Mở và sử dụng tài khoản
Thương nhân mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Niêm yết giá
Thương nhân phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm mua bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ. Việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Điều 30. Lập hoá đơn, chứng từ
Khi bán hàng, cung ứng dịch vụ, thương nhân phải lập hoá đơn, chứng từ hợp pháp và giao cho khách hàng một bản.
Điều 31. Điều hành hoạt động thương mại
1- Thương nhân có thể trực tiếp quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại.
Việc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại phải được lập thành văn bản hợp đồng.
2- Thương nhân phải chịu trách nhiệm về những hoạt động thương mại của người mình thuê theo nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng.
3- Người được thuê quản lý, điều hành phải chịu trách nhiệm với thương nhân theo hợp đồng đã ký với thương nhân.
Điều 32. Thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại
Thương nhân được thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Hoạt động thương mại với nước ngoài
Thương nhân chỉ được hoạt động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều kiện do Chính phủ quy định sau khi đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 34. Tạm ngừng hoạt động thương mại
Trong trường hợp tạm ngừng hoạt động thương mại, thương nhân phải niêm yết thời hạn tạm ngừng tại địa chỉ giao dịch chính thức của thương nhân; nếu tạm ngừng hoạt động thương mại trên ba mươi ngày thì ngoài việc niêm yết, thương nhân phải thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Điều 35. Chấm dứt hoạt động thương mại
1- Hoạt động thương mại của thương nhân chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
a) Thương nhân tự chấm dứt hoạt động thương mại;
b) Hết thời hạn hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Thương nhân bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể;
d) Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
đ) Thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế không tiếp tục hoạt động thương mại.
2- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân trong trường hợp chấm dứt hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Xoá đăng ký kinh doanh
1- Thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động.
2- Trong trường hợp phá sản, thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định của Toà án tuyên bố phá sản có hiệu lực pháp luật.
3- Trong trường hợp giải thể, thương nhân phải làm thủ tục xóa đăng ký kinh doanh chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định giải thể.
4- Trong trường hợp thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế thì trong thời hạn một tháng kể từ ngày thương nhân chết, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá đăng ký kinh doanh.
5- Trong trường hợp thương nhân chấm dứt hoạt động thương mại theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
MỤC 4THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNGTHƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Điều 37. Hình thức hoạt động
Thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam được phép đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam.
Điều 38. Văn phòng đại điện
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để xúc tiến thương mại.
Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Điều 39. Chi nhánh
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quyết định của Chính phủ Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động cuả Chi nhánh tại Việt Nam.
Điều 40. Nội dung hoạt động
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài.
Điều 41. Quyền của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những quyền sau đây:
1- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép;
2- Thuê trụ sở, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện;
3- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện;
5- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
6- Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 42. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
2- Không được mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại;
3- Không được ký kết hợp đồng thương mại, trừ trường hợp có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài;
4- Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
5- Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 43. Quyền của Chi nhánh
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những quyền sau đây:
1- Thực hiện các hoạt động thương mại được quy định trong giấy phép;
2- Thuê trụ sở, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh;
3-Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4- Giao dịch, ký kết hợp đồng thương mại tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép;
5- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
6- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
7- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
8- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 44. Nghĩa vụ của Chi nhánh
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
2- Đăng ký, kê khai và nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
3- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ tài chính Việt Nam chấp thuận;
4- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
CHƯƠNG IIHOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
MỤC 1CÁC LOẠI HÀNH VI THƯƠNG MẠI
Điều 45. Các loại hành vi thương mại
Hành vi thương mại theo quy định của Luật này gồm:
1- Mua bán hàng hoá;
2- Đại diện cho thương nhân;
3- Môi giới thương mại;
4- Uỷ thác mua bán hàng hoá;
5- Đại lý mua bán hàng hoá;
6- Gia công trong thương mại;
7- Đấu giá hàng hoá;
8- Đấu thầu hàng hoá;
9- Dịch vụ giao nhận hàng hoá;
10- Dịch vụ giám định hàng hoá;
11- Khuyến mại;
12- Quảng cáo thương mại;
13- Trưng bày giới thiệu hàng hoá;
14- Hội chợ, triển lãm thương mại.
MỤC 2MUA BÁN HÀNG HOÁ
Điều 46. Mua bán hàng hoá
Mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận của hai bên.
Điều 47. Chủ thể của quan hệ mua bán hàng hoá
Chủ thể của quan hệ mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc một bên là thương nhân.
Điều 48. Đối tượng của mua bán hàng hoá
Đối tượng của mua bán hàng hoá là hàng hoá theo quy định của Luật này.
Điều 49. Hợp đồng mua bán hàng hoá
1- Việc mua bán hàng hoá được thực hiện trên cơ sở hợp đồng.
2- Hợp đồng mua bán hàng hoá được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
3- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó; điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản.
Điều 50. Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1- Tên hàng;
2- Số lượng;
3- Quy cách, chất lượng;
4- Giá cả;
5- Phương thức thanh toán;
6- Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng.
Ngoài các nội dung chủ yếu quy định tại Điều này, các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng.
Điều 51. Chào hàng và chấp nhận chào hàng
1- Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong một thời hạn nhất định, được chuyển cho một hay nhiều người đã xác định và phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
Chào hàng gồm chào bán hàng và chào mua hàng.
2- Chấp nhận chào hàng là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng.
Điều 52. Sửa đổi, bổ sung chào hàng
1- Trong trường hợp bên được chào hàng có sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là từ chối chào hàng và hình thành một chào hàng mới.
2- Trong trường hợp bên được chào hàng sửa đổi, bổ sung nội dung chào hàng nhưng không làm thay đổi một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là chấp nhận chào hàng, trừ trường hợp người chào hàng từ chối ngay những sửa đổi, bổ sung đó.
Điều 53. Thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng và bên chấp nhận chào hàng
1- Thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng bắt đầu từ thời điểm chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng đến hết thời hạn chấp nhận chào hàng.
Trong trường hợp không xác định thời hạn chấp nhận chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng.
2- Thời hạn trách nhiệm của bên chấp nhận chào hàng bắt đầu từ thời điểm chấp nhận chào hàng được chuyển đi cho bên chào hàng.
Điều 54. Chấp nhận chào hàng sau khi hết thời hạn chấp nhận chào hàng
Trong trường hợp bên chào hàng nhận được chấp nhận chào hàng sau khi hết thời hạn chấp nhận chào hàng thì chấp nhận đó không có hiệu lực, trừ trường hợp bên chào hàng thông báo ngay cho bên được chào hàng về việc chấp nhận của mình.
Điều 55. Thời điểm ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng.
Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng.
Điều 56. Hiệu lực của giao dịch và đàm phán trước khi hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết
Từ thời điểm hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết, mọi thư từ giao dịch và đàm phán trước đó về hợp đồng đều hết hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Điều 57. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá
Các bên có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá theo trình tự và thủ tục phù hợp với từng loại hợp đồng.
Điều 58. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
Quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua kể từ thời điểm người bán giao hàng cho người mua, nếu hai bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.
Điều 59. Chuyển quyền sở hữu hàng hoá có điều kiện
Trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá có thoả thuận điều kiện bắt buộc mà thiếu điều kiện này người bán không thể giao hàng cho người mua hoặc người mua không thể nhận hàng của người bán thì quyền sở hữu hàng hoá chỉ được chuyển từ người bán sang người mua khi điều kiện đó đã được thực hiện.
Điều 60. Nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan
1- Người bán phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì và đúng thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng.
2- Trong trường hợp chất lượng hàng hoá không được xác định cụ thể trong hợp đồng thì người bán phải giao hàng có chất lượng trung bình của loại hàng hoá đó được lưu thông trên thị trường tại thời điểm giao hàng.
3- Trong trường hợp bao bì hàng hoá không được quy định cụ thể trong hợp đồng thì người bán phải giao hàng với bao bì thường dùng cho loại hàng này. Bao bì phải bảo đảm an toàn hàng hoá trong quá trình vận chuyển, có tính đến khả năng chuyển tải trong điều kiện bốc dỡ thông thường và phải phù hợp với thời gian, phương tiện vận tải.
4- Người bán có thể uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện nghĩa vụ giao hàng nếu được người mua chấp thuận. Trong trường hợp này, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm đối với người mua về việc giao hàng của người được uỷ quyền.
5- Người bán chỉ có thể giao hàng trước thời hạn, giao hàng từng phần khi có sự thoả thuận trong hợp đồng hoặc khi được người mua chấp thuận.
6- Người bán có nghĩa vụ giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng.
Điều 61. Kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng
Trước khi giao hàng, người bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá, chịu chi phí kiểm tra và cung cấp giấy chứng nhận chất lượng theo các điều kiện đã thoả thuận với người mua. Trong trường hợp không có thoả thuận cụ thể về việc kiểm tra thì người bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá theo các điều kiện thường được áp dụng đối với loại hàng hoá này.
Điều 62. Người mua, đại diện của người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá tại nơi giao hàng
1- Trong trường hợp hợp đồng mua bán có thoả thuận để người mua hoặc đại diện của người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng thì người bán phải bảo đảm cho người mua hoặc đại diện của người mua có điều kiện tham dự việc kiểm tra.
2- Trong trường hợp người bán có thông báo cho người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng mà người mua hoặc đại diện của người mua vắng mặt thì người bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
3- Trong trường hợp người mua hoặc đại diện người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá.
Điều 63. Quyền nhận tiền bán hàng
Người bán nhận tiền bán hàng theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Nếu người bán chậm nhận được hoặc không nhận được tiền bán hàng do lỗi của người mua thì người bán có quyền áp dụng các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Điều 64. Giao hàng cho người vận chuyển
Người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng cho người vận chuyển theo các điều kiện giao hàng do hai bên thoả thuận.
Điều 65. Giao thừa hàng, giao thiếu hàng, giao hàng lẫn chủng loại
1- Trong trường hợp người bán giao thừa hàng so với thoả thuận trong hợp đồng thì người mua có quyền từ chối hoặc nhận số hàng thừa. Nếu người mua từ chối thì người bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu chi phí liên quan đến việc giải quyết số hàng thừa này. Nếu người mua nhận số hàng thừa thì người mua phải trả thêm tiền cho số hàng đó theo giá thoả thuận giữa hai bên.
2- Trong trường hợp người bán giao thiếu hàng so với thoả thuận trong hợp đồng thì người mua có quyền nhận và chỉ phải trả số tiền tương ứng với số lượng hàng đã nhận hoặc áp dụng các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
3- Trong trường hợp người bán giao hàng có lẫn loại hàng không được thoả thuận trong hợp đồng thì người mua có quyền từ chối nhận số hàng lẫn này.
4- Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao thiếu hàng hoặc giao hàng lẫn chủng loại, người mua không chịu trách nhiệm về việc nhận thừa hàng nếu sau khi hàng hoá được giao nhận xong mà các bên không khiếu nại theo quy định tại các điều 75 và 241 của Luật này.
Điều 66. Hàng có bảo hành
Trong trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì người bán phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá đó trong thời hạn bảo hành và phải chịu các chi phí về việc bảo hành nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 67. Quyền ngừng giao hàng của người bán
1- Người bán có quyền ngừng giao hàng trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu người mua vi phạm điều khoản thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng thì người bán có quyền ngừng giao hàng cho đến khi người mua thực hiện xong việc thanh toán;
b) Nếu trước thời điểm giao hàng người mua bị tuyên bố phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì người bán có quyền không giao hàng và được định đoạt số hàng này.
2- Trong trường hợp người bán phải giữ lại và định đoạt hàng do lỗi của người mua quy định tại khoản 1 Điều này thì người mua phải chịu những thiệt hại và chi phí hợp lý có liên quan.
Điều 68. Trách nhiệm của người bán đối với hàng không phù hợp với hợp đồng
Người bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp người bán chứng minh được là mình không có lỗi.
Trường hợp hàng không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại phát sinh, dù người bán biết hoặc không biết về thiệt hại đó.
Điều 69. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá đã bán
Người bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu cho người mua đối với hàng hoá đã bán để người mua không bị người thứ ba tranh chấp. Sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, người bán không được có bất kỳ hành vi nào làm phương hại tới quyền sở hữu hàng hoá của người mua.
Điều 70. Hoàn trả tiền bán hàng đã nhận
Trong trường hợp người bán đã nhận tiền bán hàng hoặc nhận tiền ứng trước của người mua nhưng không thực hiện nghĩa vụ giao hàng thì người bán phải hoàn trả lại cho người mua số tiền bán hàng đã nhận hoặc tiền ứng trước, kể cả trong trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định tại Điều 77 của Luật này.
Điều 71. Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng của người mua
1- Người mua phải thực hiện các công việc cần thiết để người bán giao hàng, kể cả việc hướng dẫn gửi hàng.
2- Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng theo thoả thuận trong hợp đồng.
3- Người mua phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của người bán gây ra.
Điều 72. Quyền chưa thanh toán tiền mua hàng
1- Người mua có quyền chưa thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu khi nhận hàng phát hiện thấy hàng bị hư hỏng, có khuyết tật và chỉ thanh toán khi người bán đã khắc phục những hư hỏng, khuyết tật đó, trừ trường hợp trong hợp đồng có thoả thuận khác.
2- Người mua có quyền giữ lại toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu có bằng chứng về việc người bán lừa gạt hoặc không có khả năng giao hàng hoặc hàng này đang là đối tượng tranh chấp giữa người bán với người thứ ba cho đến khi các tình trạng này đã được giải quyết xong.
Điều 73. Thời hạn thanh toán tiền mua hàng
Thời hạn mà người mua phải thanh toán tiền mua hàng do hai bên thoả thuận căn cứ vào thời gian và phương thức giao hàng.
Điều 74. Kiểm tra hàng tại nơi hàng đến
Người mua có quyền kiểm tra hàng tại nơi hàng đến trong một thời hạn hợp lý phù hợp với đặc tính của từng loại hàng hoá theo hợp đồng.
Điều 75. Thông báo về hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận thời hạn thông báo về hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, người mua phải thông báo cho người bán về việc hàng không phù hợp này trong thời hạn đã thoả thuận; nếu hết thời hạn mà người mua không thông báo cho người bán thì mất quyền khiếu nại.
Điều 76. Rủi ro đối với hàng hoá trên đường vận chuyển
Người mua phải chịu rủi ro đối với hàng hoá trên đường vận chuyển kể từ thời điểm quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua nếu không phải do lỗi của người bán hoặc của người vận chuyển.
Điều 77. Các trường hợp miễn trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
1- Các bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm đó.
2- Các bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng nếu việc không thực hiện này do trường hợp bất khả kháng gây ra.
Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được.
3- Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng có trách nhiệm chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm
Điều 78. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
1- Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể có; khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia biết; nếu không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại nếu có.
2- Các trường hợp bất khả kháng phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận.
Điều 79. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
1- Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không thoả thuận thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá năm tháng đối với hàng hoá mà thời hạn giao hàng được thoả thuận không quá mười hai tháng; không được kéo dài quá tám tháng đối với hàng hoá mà thời hạn giao hàng được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi ký kết hợp đồng. Quá các thời hạn này, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền đòi bên kia bồi thường thiệt hại.
2- Trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
3- Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán có thời hạn giao hàng cố định.
Điều 80. Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài.
Điều 81. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
1- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài;
2- Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán;
3- Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá quy định tại Điều 50 của Luật này;
4- Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản.
Điều 82. Áp dụng các quy định về mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
Ngoài các quy định tại các điều 80 và 81 của Luật này, hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải tuân theo các quy định khác về mua bán hàng hoá của Luật này.

MỤC 3ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN

Điều 83. Người đại diện cho thương nhân, người được đại diện
1- Người đại diện cho thương nhân là một thương nhân nhận uỷ nhiệm của một thương nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
2- Người được đại diện là thương nhân uỷ nhiệm cho thương nhân khác làm người đại diện cho mình.
3- Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho chính mình thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự.
Điều 84. Phạm vi đại diện
Các bên có thể thoả thuận về việc người đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của người được đại diện.
Điều 85. Hợp đồng đại diện cho thương nhân
1- Việc làm đại diện cho thương nhân phải được xác lập bằng hợp đồng.
2- Hợp đồng đại diện phải được lập thành văn bản với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Phạm vi đại diện;
c) Thời hạn đại diện;
d) Mức thù lao;
đ) Thoả thuận về hạn chế cạnh tranh.
Điều 86. Nghĩa vụ của người đại diện
Người đại diện cho thương nhân có những nghĩa vụ sau đây:
1- Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của người được đại diện;
2- Thông báo cho người được đại diện về các cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ nhiệm;
3- Tuân thủ những chỉ dẫn của người được đại diện, trừ trường hợp chỉ dẫn đó vi phạm các quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với hợp đồng đại diện;
4- Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;
5- Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của người được đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi hợp đồng đại diện chấm dứt;
6- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện;
7- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho người được đại diện.
Điều 87. Nghĩa vụ của người được đại diện
Người được đại diện có những nghĩa vụ sau đây:
1- Thông báo ngay cho người đại diện về việc ký kết hợp đồng mà người đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà người đại diện đã ký kết, việc chấp nhận hoặc không chấp nhận hợp đồng mà người đại diện đã ký không đúng thẩm quyền;
2- Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để người đại diện thực hiện hoạt động đại diện;
3- Trả thù lao cho người đại diện theo thoả thuận trong hợp đồng đại diện;
4- Thông báo kịp thời cho người đại diện về khả năng không ký hoặc không thực hiện được các hợp đồng trong phạm vi đại diện;
5- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho người đại diện trong trường hợp người đại diện chứng minh được việc người được đại diện đã vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Điều 88. Quyền hưởng thù lao
1- Người đại diện được hưởng thù lao đối với các hợp đồng được ký kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thoả thuận trong hợp đồng đại diện.
2- Mức thù lao được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng được ký kết trong phạm vi đại diện hoặc một số tiền nhất định do các bên thoả thuận.
3- Trường hợp người được đại diện giao cho người đại diện một hoặc một số nghĩa vụ ngoài hợp đồng đại diện đã ký thì phải được sự chấp thuận của người đại diện. Trong trường hợp này, người đại diện có quyền yêu cầu được hưởng thêm thù lao ngoài mức thù lao quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 89. Thanh toán chi phí
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì người đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện.
Điều 90. Quyền cầm giữ
Người đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn.
Điều 91. Hạn chế cạnh tranh
Các bên có thể thoả thuận người đại diện không được thực hiện các hoạt động thương mại cạnh tranh với người được đại diện và không được làm đại diện cho đối thủ cạnh tranh của người được đại diện.
Điều 92. Đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện
1- Trong trường hợp hợp đồng đại diện không xác định thời hạn cụ thể, thì các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện nhưng phải thông báo cho bên kia biết chậm nhất là sáu mươi ngày trước khi chấm dứt hợp đồng đại diện.
2- Trong trường hợp người được đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì người đại diện có quyền yêu cầu người được đại diện trả một khoản thù lao do việc người được đại diện ký kết các hợp đồng với các khách hàng mà người đại diện đã giao dịch.
3- Trong trường hợp người đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện thì người đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng.

MỤC 4MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI

Điều 93. Người môi giới thương mại
Người môi giới thương mại là thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Điều 94. Hợp đồng môi giới
1- Việc môi giới thương mại phải được xác lập bằng hợp đồng.
2- Hợp đồng môi giới phải được lập thành văn bản với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Nội dung cụ thể về việc môi giới;
c) Mức thù lao;
d) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng môi giới.
Điều 95. Nghĩa vụ của người môi giới
Người môi giới thương mại có những nghĩa vụ sau đây:
1- Thực hiện việc môi giới trung thực;
2- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho người được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
3- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của người được môi giới;
4- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các bên được môi giới;
5- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.
Điều 96. Việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới
Người môi giới không được tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của người được môi giới.
Điều 97. Quyền hưởng thù lao
Quyền hưởng thù lao của người môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng.
Điều 98. Thanh toán chi phí liên quan đến việc môi giới
Người môi giới có quyền yêu cầu người được môi giới thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả trong trường hợp việc môi giới không mang lại kết quả cho các bên được môi giới.

MỤC 5UỶ THÁC MUA BÁN HÀNG HOÁ

Điều 99. Uỷ thác mua bán hàng hoá
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó bên được uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận phí uỷ thác.
Điều 100. Bên được uỷ thác
Bên được uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.
Điều 101. Bên uỷ thác
Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên được uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả phí uỷ thác.
Điều 102. Hàng hoá uỷ thác
Các hàng hoá được lưu thông đều được uỷ thác mua bán.
Điều 103. Phí uỷ thác
Phí uỷ thác mua bán hàng hoá do hai bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 104. Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá
1- Việc uỷ thác mua bán hàng hoá phải được xác lập bằng hợp đồng.
2- Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản với những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Hàng hoá được uỷ thác mua bán;
c) Số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả và các điều kiện cụ thể khác;
d) Phí uỷ thác;
đ) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng uỷ thác.
Điều 105. Uỷ thác lại cho bên thứ ba
Bên được uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.
Điều 106. Nhận uỷ thác của nhiều bên
Bên được uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau.
Điều 107. Nghĩa vụ của bên được uỷ thác
Bên được uỷ thác mua bán hàng hoá có những nghĩa vụ sau đây:
1- Thực hiện mua bán hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác;
2- Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; trong trường hợp có chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với hợp đồng uỷ thác thì bên được uỷ thác phải tuân theo chỉ dẫn đó;
3- Bảo quản, giữ gìn tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;
4- Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
5- Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác.
Điều 108. Quyền của bên được uỷ thác
Bên được uỷ thác có những quyền sau đây:
1- Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
2- Nhận phí uỷ thác theo thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác;
3- Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã giao cho bên uỷ thác, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác;
4- Yêu cầu bên uỷ thác bồi thường thiệt hại do họ gây ra.
Điều 109. Nghĩa vụ của bên uỷ thác
Bên uỷ thác có những nghĩa vụ sau đây:
1- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
2- Trả phí uỷ thác;
3- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng uỷ thác của bên thứ ba trong trường hợp chấp thuận việc uỷ thác lại theo quy định tại Điều 105 của Luật này;
4- Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác.
Điều 110. Quyền của bên uỷ thác.
Bên uỷ thác có những quyền sau đây:
1- Yêu cầu bên được uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;
2- Khiếu nại đòi bên được uỷ thác bồi thường thiệt hại do bên được uỷ thác gây ra.

MỤC 6ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ

Điều 111. Đại lý mua bán hàng hoá
Đại lý mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh mình mua hoặc bán hàng hoá cho bên giao đại lý để hưởng thù lao.
Hàng hoá của đại lý mua bán phải phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các bên.
Điều 112. Bên giao đại lý, bên đại lý
1- Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua.
2- Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán hoặc nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua.
Điều 113. Thù lao đại lý
Thù lao đại lý là khoản tiền do bên giao đại lý trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Mức thù lao đại lý do các bên thoả thuận trong hợp đồng đại lý.
Điều 114. Đại lý mua hàng
Đại lý mua hàng là việc bên đại lý nhận tiền của bên giao đại lý để mua hàng theo yêu cầu của bên giao đại lý và hưởng thù lao do bên giao đại lý trả trên cơ sở thoả thuận giữa các bên.
Điều 115. Đại lý bán hàng
Đại lý bán hàng là việc bên đại lý nhận hàng của bên giao đại lý để bán và hưởng thù lao do bên giao đại lý trả trên cơ sở thoả thuận giữa các bên.
Điều 116. Các hình thức đại lý
1- Đại lý hoa hồng là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng theo giá mua, giá bán do bên giao đại lý ấn định để được hưởng hoa hồng. Mức hoa hồng được tính theo tỷ lệ phần trăm do các bên thoả thuận trên giá mua, giá bán hàng hoá.
2- Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng theo giá do bên giao đại lý ấn định để được hưởng thù lao. Mức thù lao được hưởng là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá do bên giao đại lý ấn định.
3- Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng.
4- Tổng đại lý mua bán hàng hoá là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá cho bên giao đại lý.
Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
Điều 117. Quyền sở hữu trong đại lý mua, bán hàng hoá
Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoặc tiền giao cho bên đại lý.
Điều 118. Thanh toán trong đại lý
Việc thanh toán tiền hàng và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng xác định nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 119. Hợp đồng đại lý
1- Việc làm đại lý mua bán hàng hoá phải được xác lập bằng hợp đồng.
2- Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản với những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Hàng hoá đại lý;
c) Hình thức đại lý;
d) Thù lao đại lý;
đ) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.
Điều 120. Quyền của bên giao đại lý
Bên giao đại lý có những quyền sau đây:
1- Lựa chọn bên đại lý, hình thức đại lý;
2- Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá đại lý;
3- Nhận ký quỹ hoặc giấy tờ về tài sản thế chấp của bên đại lý nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý;
4- Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;
5- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý;
6- Được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp do hoạt động đại lý mang lại.
Điều 121. Nghĩa vụ của bên giao đại lý
Bên giao đại lý có những nghĩa vụ sau đây:
1- Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;
2- Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đại lý;
3- Chịu trách nhiệm về chất lượng, quy cách hàng giao đối với đại lý bán hoặc hàng nhận đối với đại lý mua trong hợp đồng đại lý, nếu bên đại lý không có lỗi;
4- Trả thù lao cho bên đại lý;
5- Hoàn trả cho bên đại lý tiền ký quỹ hoặc giấy tờ về tài sản thế chấp (nếu có) khi kết thúc hợp đồng;
6- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự lựa chọn, sử dụng bên đại lý và liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên đại lý vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên giao đại lý gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
Điều 122. Quyền của bên đại lý
Bên đại lý có những quyền sau đây:
1- Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý;
2- Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tiền ký quỹ hoặc giấy tờ về tài sản thế chấp nếu có khi kết thúc hợp đồng đại lý;
3- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
4- Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
Điều 123. Nghĩa vụ của bên đại lý
Bên đại lý có những nghĩa vụ sau đây:
1- Mua, bán hàng theo giá do bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận trong hợp đồng đại lý;
2- Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đại lý về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;
3- Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản nếu có cho bên giao đại lý theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý;
4- Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua;
5- Ghi tên thương mại, biển hiệu của bên giao đại lý và tên hàng hoá đại lý tại địa điểm mua bán hàng;
6- Bảo quản hàng hoá, chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, quy cách hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua theo hợp đồng đại lý;
7- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;
8- Chịu trách nhiệm trước bên giao đại lý và trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng đại lý.
Điều 124. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá chỉ có hiệu lực khi được các bên chấp thuận và lập thành văn bản.
Điều 125. Chuyển quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba
Một bên của hợp đồng đại lý chỉ được chuyển quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đại lý cho bên thứ ba nếu được bên kia chấp thuận.
Điều 126. Chấm dứt hợp đồng đại lý
Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1- Hợp đồng đã được thực hiện xong hoặc hết thời hạn hiệu lực;
2- Các bên thoả thuận bằng văn bản chấm dứt hợp đồng trước khi hết thời hạn hiệu lực;
3- Hợp đồng bị vô hiệu khi nội dung hợp đồng hoặc việc thực hiện hợp đồng trái với quy định của pháp luật;
4- Một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng của bên kia là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận;
5- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Điều 127. Đại lý mua bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài
Việc đại lý mua bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài do Chính phủ quy định.

MỤC 7GIA CÔNG TRONG THƯƠNG MẠI

Điều 128. Gia công trong thương mại
Gia công trong thương mại là hành vi thương mại, theo đó bên nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hoá theo yêu cầu, bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để hưởng tiền gia công; bên đặt gia công nhận hàng hoá đã gia công để kinh doanh thương mại và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia công.
Điều 129. Nội dung gia công
Nội dung gia công trong thương mại gồm sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hoá theo yêu cầu và bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công.
Điều 130. Bên nhận gia công và bên đặt gia công
1- Bên nhận gia công là bên nhận thực hiện việc gia công hàng hoá để hưởng tiền gia công.
2- Bên đặt gia công là bên thuê gia công hàng hoá để kinh doanh thương mại.
Điều 131. Hợp đồng gia công
1- Việc gia công trong thương mại phải được xác lập bằng hợp đồng.
Hợp đồng gia công trong thương mại phải được lập thành văn bản giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công.
2- Nội dung hợp đồng gia công trong thương mại, quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công và bên đặt gia công được áp dụng theo các quy định về hợp đồng gia công của Bộ luật dân sự.
Điều 132. Gia công với thương nhân nước ngoài
Gia công với thương nhân nước ngoài là việc gia công trong thương mại, theo đó bên đặt gia công, bên nhận gia công là thương nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú thường xuyên tại các nước khác nhau nhưng phải có một bên là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Điều 133. Điều kiện gia công với thương nhân nước ngoài
Các mặt hàng được phép gia công và các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xuất khẩu, nhập khẩu cần thiết cho việc gia công với thương nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam.
Điều 134. Xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu và các mặt hàng được phép gia công
1- Các bên gia công được quyền trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu cần thiết cho việc gia công và các mặt hàng đã gia công theo định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng loại hàng gia công.
2- Việc xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 135. Chuyển giao công nghệ trong gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài
Việc chuyển giao công nghệ trong gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng gia công phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 136. Trách nhiệm về quyền sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá gia công
Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của quyền sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá gia công.
Điều 137. Kiểm tra, giám sát việc gia công
Bên đặt gia công có quyền cử đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công theo thoả thuận giữa các bên.
Điều 138. Áp dụng pháp luật về thuế trong gia công với thương nhân nước ngoài
Thuế đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu cần thiết cho việc gia công và các loại hàng gia công theo định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam.

MỤC 8ĐẤU GIÁ HÀNG HOÁ

Điều 139. Kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hoá
Thương nhân là pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được phép kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hoá.
Điều 140. Đấu giá hàng hoá
Việc thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hoá được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và Quy chế bán đấu giá hàng hoá do Chính phủ quy định.
MỤC 9ĐẤU THẦU HÀNG HOÁ

Điều 141. Đấu thầu hàng hoá
Đấu thầu hàng hoá là việc mua hàng thông qua mời thầu nhằm lựa chọn thương nhân dự thầu đáp ứng được các yêu cầu về giá cả, điều kiện kinh tế - kỹ thuật do bên mời thầu đặt ra.
Điều 142. Bên mời thầu
Bên mời thầu là chủ sở hữu vốn hoặc người được giao quyền sử dụng vốn để mua hàng.
Điều 143. Bên dự thầu
Bên dự thầu là thương nhân trong nước hoặc thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện dự thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 144. Bên trúng thầu
Bên trúng thầu là bên được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng với bên mời thầu.
Điều 145. Hình thức đấu thầu
1- Đấu thầu hàng hoá gồm đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu và thông báo công khai các điều kiện dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số bên có điều kiện tốt nhất tham gia dự thầu.
2- Việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do bên mời thầu quyết định. Trong trường hợp đấu thầu hàng hoá bằng nguồn vốn của Nhà nước, thì Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hình thức đấu thầu.
Điều 146. Sơ tuyển các bên dự thầu
1- Sơ tuyển các bên dự thầu là biện pháp của bên mời thầu áp dụng đối với các hợp đồng mua hàng có giá trị lớn và phức tạp nhằm lựa chọn những bên dự thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra.
2- Trình tự và thủ tục sơ tuyển do bên mời thầu quy định phải đáp ứng được các điều kiện của việc đấu thầu.
Điều 147. Điều kiện dự thầu của thương nhân
Thương nhân dự thầu phải có những điều kiện sau đây:
1- Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành hàng đấu thầu;
2- Đủ năng lực chuyên môn và điều kiện về tài chính để dự thầu;
3- Hồ sơ dự thầu theo đúng quy định mà bên mời thầu đưa ra.
Điều 148. Quản lý hồ sơ dự thầu
Bên mời thầu có trách nhiệm quản lý hồ sơ dự thầu.
Điều 149. Bảo đảm bí mật thông tin đấu thầu
1- Bên mời thầu tổ chức tiếp nhận, vào sổ, niêm phong, quản lý và bảo đảm giữ bí mật hồ sơ dự thầu.
2- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan trong suốt quá trình đấu thầu.
Điều 150. Sửa đổi hồ sơ đấu thầu
1- Các bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu sau khi đã mở thầu.
Trong quá trình đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu làm rõ các vấn đề có liên quan đến hồ sơ dự thầu. Yêu cầu của bên mời thầu cũng như những ý kiến trả lời của bên dự thầu đều phải lập thành văn bản.
2- Trong trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản tới tất cả các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất là mười ngày để các bên dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình.
Điều 151. Tiền bỏ thầu
Tiền bỏ thầu là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ chuyển đổi do bên mời thầu quy định trong hồ sơ mời thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tỷ giá quy đổi được tính theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm mở thầu.
Điều 152. Hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu gồm:
1- Thông báo mời thầu;
2- Mẫu đơn dự thầu;
3- Các yêu cầu về số lượng, chất lượng, quy cách, công dụng của hàng hoá;
4- Điều kiện và tiến độ giao hàng;
5- Các điều kiện về tài chính, thương mại, thể thức thanh toán;
6- Mẫu hợp đồng đấu thầu;
7- Mẫu ký quỹ dự thầu;
8- Mẫu ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng;
9- Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định.
Điều 153. Thông báo mời thầu
1- Thông báo mời thầu phải phù hợp với hình thức đấu thầu.
2- Thông báo mời thầu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của bên mời thầu;
b) Mô tả tóm tắt về số lượng, chất lượng, quy cách, công dụng của hàng hoá đấu thầu;
c) Điều kiện dự thầu;
d) Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;
đ) Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;
e) Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.
Điều 154. Chỉ dẫn cho bên dự thầu
Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho các bên dự thầu về các điều kiện dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các câu hỏi của bên dự thầu.
Điều 155. Ký quỹ dự thầu
Bên dự thầu phải nộp tiền ký quỹ dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu. Tỷ lệ tiền ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hoá đấu thầu.
Trong một số trường hợp, bên mời thầu có thể quy định một số tiền ký quỹ dự thầu thống nhất để bảo đảm bí mật về mức giá dự thầu của các bên dự thầu.
Bên mời thầu quy định hình thức, điều kiện ký quỹ và ngân hàng nhận ký quỹ dự thầu. Tiền ký quỹ dự thầu sẽ được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.
Bên dự thầu không được nhận lại tiền ký quỹ dự thầu trong trường hợp trúng thầu nhưng không ký hợp đồng, từ chối thực hiện hợp đồng hoặc rút đơn dự thầu sau thời điểm đóng thầu.
Điều 156. Ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng
Bên trúng thầu phải nộp tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng. Số tiền ký quỹ do hai bên thoả thuận, nhưng không được quá 10% giá trị hợp đồng. Ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm thực hiện xong hợp đồng. Bên trúng thầu được nhận lại tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác.
Sau khi nộp tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng, bên trúng thầu được hoàn trả tiền ký quỹ dự thầu.
Điều 157. Mở thầu
1- Mở thầu là việc mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định. Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai. Các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu.
2- Những hồ sơ dự thầu nộp không đúng hạn không được chấp nhận và được trả lại cho bên dự thầu dưới dạng chưa mở.
Điều 158. Biên bản mở thầu
Khi mở thầu, bên mời thầu và các bên dự thầu có mặt phải ký vào biên bản mở thầu.
Biên bản mở thầu phải ghi rõ tên hàng hoá đấu thầu; ngày, giờ, địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ của các bên dự thầu; giá bỏ thầu; ký quỹ dự thầu; các văn bản sửa đổi, bổ sung và các chi tiết khác có liên quan, nếu có.
Điều 159. Xét hồ sơ dự thầu khi mở thầu
Việc xét hồ sơ dự thầu khi mở thầu gồm:
1- Xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
2- Kiểm tra điều kiện dự thầu của các bên dự thầu;
3- Bên mời thầu yêu cầu các bên dự thầu giải thích những nội dung chưa rõ trong hồ sơ dự thầu và lập thành văn bản.
Điều 160. Đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu
1- Các hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chuẩn để đánh giá toàn diện.
Các tiêu chuẩn để đánh giá gồm chất lượng, năng lực tài chính và chuyên môn của bên dự thầu, giá cả, tiến độ thực hiện, chuyển giao công nghệ, đào tạo và những tiêu chuẩn cần thiết khác.
2- Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác đã được ấn định trước khi mở thầu.
Điều 161. Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu
1- Căn cứ vào kết quả đánh giá các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu xếp hạng các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định.
2- Trong trường hợp các bên tham gia dự thầu Việt Nam và nước ngoài có số điểm, tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì ưu tiên cho bên dự thầu Việt Nam.
3- Trong trường hợp các bên dự thầu nước ngoài có số điểm, tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì ưu tiên cho bên dự thầu nước ngoài cam kết ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ Việt Nam.
4- Trong trường hợp đấu thầu hàng hoá bằng nguồn vốn của Nhà nước thì việc lựa chọn bên trúng thầu phải được Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 162. Đấu thầu lại
Việc đấu thầu lại được tổ chức trong những trường hợp sau đây:
1- Khi có sự vi phạm các quy định về đấu thầu;
2- Khi các bên dự thầu đều không đạt yêu cầu đấu thầu.

MỤC 10DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ

Điều 163. Dịch vụ giao nhận hàng hoá của thương nhân
Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).
Điều 164. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.
Điều 165. Hợp đồng giao nhận hàng hoá
Hợp đồng giao nhận hàng hoá là hợp đồng được ký kết giữa người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá với khách hàng để thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá quy định tại Điều 163 của Luật này.
Điều 166. Việc đảm nhận vận chuyển hàng hoá
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá khi đảm nhận việc vận chuyển hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải.
Điều 167. Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác;
2- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;
3- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
4- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm;
5- Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
Điều 168. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Khách hàng có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Lựa chọn người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đáp ứng với yêu cầu của mình;
2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
3- Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vi phạm hợp đồng;
4- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá;
5- Thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác về hàng hoá cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá;
6- Đóng gói, ghi ký, mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đảm nhận công việc này;
7- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn cuả khách hàng hoặc do lỗi của khách hàng gây ra;
8- Trả cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.
Điều 169. Các trường hợp miễn trách nhiệm
1- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng phát sinh trong những trường hợp sau đây:
a) Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
b) Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
c) Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp;
d) Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp, dỡ hàng hoá;
đ) Do khuyết tật của hàng hoá;
e) Do có đình công;
g) Các trường hợp bất khả kháng.
2- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng, về sự chậm trễ hoặc giao nhận hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 170. Giới hạn trách nhiệm
1- Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng.
2- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do lỗi của mình gây ra.
3- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. Nếu trong hoá đơn không ghi giá trị hàng hoá thì tiền bồi thường được tính theo giá trị của loại hàng đó tại nơi và thời điểm mà hàng được giao cho khách hàng theo giá thị trường; nếu không có giá thị trường thì tính theo giá thông thường của hàng cùng loại và cùng chất lượng.
4- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày giao hàng, không tính ngày chủ nhật và ngày lễ;
b) Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
Điều 171. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
1- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền cầm giữ số hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến hàng hoá để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng và thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
2- Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật và phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng; mọi chi phí cầm giữ và định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.
3- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan. Số tiền còn lại phải được chuyển trả cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá hết trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.
4- Trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng, quyền định đoạt hàng hoá của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá quy định tại khoản 2 Điều này phát sinh ngay khi có bất kỳ khoản nợ nào của khách hàng, với điều kiện người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đã thông báo cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá.

MỤC 11DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ

Điều 172. Dịch vụ giám định hàng hoá
Giám định hàng hoá là hành vi thương mại do một tổ chức giám định độc lập thực hiện để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Điều 173. Các tổ chức giám định hàng hoá
1- Chỉ các tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định hàng hoá.
2- Các tổ chức giám định nước ngoài chỉ được thực hiện dịch vụ giám định hàng hoá tại Việt Nam khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoặc được thành lập Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 174. Nội dung giám định hàng hoá
Giám định hàng hoá gồm giám định về số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, giá trị hàng hoá, tổn thất, an toàn, vệ sinh và các yêu cầu khác.
Điều 175. Giám định hàng hoá theo yêu cầu của các bên
Hàng hoá được giám định theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá; trong trường hợp hợp đồng không có quy định thì các bên có quyền lựa chọn tổ chức giám định.
Điều 176. Giám định hàng hoá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước
Tổ chức giám định hàng hoá có nghĩa vụ thực hiện việc giám định hàng hoá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và được cơ quan yêu cầu giám định trả phí giám định.
Điều 177. Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu giám định hàng hoá
Bên yêu cầu giám định hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Yêu cầu tổ chức giám định thực hiện việc giám định hàng hoá theo nội dung đã thoả thuận;
2- Yêu cầu giám định lại nếu nghi ngờ kết quả giám định; trong trường hợp tổ chức giám định cấp chứng thư giám định sai, thì có quyền đòi tiền phạt;
3- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết cho tổ chức giám định khi có yêu cầu;
4- Trả phí giám định theo thoả thuận.
Điều 178. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định hàng hoá
Tổ chức giám định hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Giám định độc lập, khách quan, kịp thời, chính xác;
2- Cấp chứng thư giám định;
3- Nhận phí giám định theo thoả thuận;
4- Trả tiền phạt trong trường hợp giám định sai theo thoả thuận giữa hai bên, mức phạt không được quá mười lần phí giám định.
Điều 179. Uỷ quyền giám định hàng hoá
Trường hợp các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá thoả thuận thuê tổ chức giám định nước ngoài thực hiện dịch vụ giám định hàng hoá mà tổ chức đó chưa được phép hoạt động tại Việt Nam, thì tổ chức giám định nước ngoài đó được ủy quyền cho tổ chức giám định đã được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện dịch vụ giám định hàng hoá, nhưng phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định.

MỤC 12KHUYẾN MẠI

Điều 180. Khuyến mại
Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách dành những lợi ích nhất định cho khách hàng.
Điều 181. Các hình thức khuyến mại
1- Các hình thức khuyến mại gồm:
a) Đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
b) Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền;
c) Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại;
d) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng hoặc các hình thức khác để được trúng thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
đ) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
e) Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo vé số dự thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
2- Ngoài các hình thức khuyến mại quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhân được thực hiện các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chấp thuận.
Điều 182. Hàng hoá dùng để khuyến mại
Hàng hoá được thương nhân dùng để tặng, thưởng cho khách hàng, gửi cho khách hàng dùng thử trong hoạt động khuyến mại phải là hàng được phép lưu thông trên thị trường.
Điều 183. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại
1- Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại có những quyền sau đây:
a) Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại;
b) Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng;
c) Uỷ quyền cho đại lý thực hiện hoạt động khuyến mại.
2- Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại có những nghĩa vụ sau đây:
a) Thông báo bằng văn bản về thời gian, hình thức khuyến mại cho cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức khuyến mại trước khi thực hiện việc khuyến mại.
Trong trường hợp áp dụng hình thức khuyến mại quy định tại điểm e khoản 1 Điều 181 của Luật này thì phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Thông báo công khai các hình thức và thời gian khuyến mại tại nơi bán hàng, cung ứng dịch vụ;
c) Thực hiện đúng các cam kết với khách hàng.
Điều 184. Bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung khuyến mại
Khi nhận được thông báo về tổ chức khuyến mại của thương nhân, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải tuyệt đối giữ bí mật chương trình, nội dung khuyến mại; nếu việc tiết lộ gây thiệt hại cho thương nhân thì bên bị hại có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 185. Các hoạt động khuyến mại bị cấm
Cấm các hoạt động khuyến mại sau đây:
1- Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hoá chưa được phép lưu thông;
2- Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
3- Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại tới sản xuất, lợi ích và sức khoẻ con người, làm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường;
4- Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan, tổ chức và đơn vị vũ trang nhân dân;
5- Khuyến mại các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá với các đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi;
6- Hứa hẹn tặng phẩm, giải thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

MỤC 13QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
Điều 186. Quảng cáo thương mại
Quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại.
Điều 187. Quyền quảng cáo thương mại
Thương nhân có quyền quảng cáo về hoạt động sản xuất, hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình.
Điều 188. Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại
1- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân để thực hiện việc quảng cáo thương mại cho các thương nhân khác.
2- Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có yêu cầu kinh doanh dịch vụ quảng cáo thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3- Chính phủ quy định các điều kiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại.
Điều 189. Sản phẩm quảng cáo thương mại
Sản phẩm quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, chữ viết, biểu tượng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại.
Điều 190. Phương tiện quảng cáo thương mại
Phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại.
Phương tiện quảng cáo thương mại gồm:
1- Các phương tiện thông tin đại chúng;
2- Các phương tiện truyền tin;
3- Các loại ấn phẩm;
4- Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp phích;
5- Các phương tiện quảng cáo thương mại khác.
Điều 191. Bảo hộ sản phẩm quảng cáo thương mại và hoạt động quảng cáo thương mại hợp pháp
1- Thương nhân có quyền đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm quảng cáo thương mại do mình sáng tạo ra theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo hộ.
2- Nhà nước bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi đối với các thương nhân hoạt động quảng cáo thương mại hợp pháp.
Điều 192. Các quảng cáo thương mại bị cấm
Các quảng cáo thương mại bị cấm gồm:
1- Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo;
2- Quảng cáo sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép kinh doanh trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo;
3- Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân và các thương nhân khác;
4- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật;
5- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác hoặc bắt chước sản phẩm quảng cáo của một thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
6- Quảng cáo sai với sự thật của hàng hoá, dịch vụ về một trong các nội dung sau: quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành.
Điều 193. Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại
1- Việc sử dụng các phương tiện quảng cáo thương mại quy định tại Điều 190 của Luật này phải tuân thủ các quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
2- Việc sử dụng các phương tiện quảng cáo thương mại phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tuân thủ quy hoạch về quảng cáo; không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;
b) Đúng với mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 194. Quảng cáo thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
1- Thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam được quảng cáo về hoạt động sản xuất, hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phù hợp với các quy định của Luật này.
2- Thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam muốn quảng cáo về hoạt động sản xuất, hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.
Điều 195. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
1- Việc thuê dịch vụ quảng cáo thương mại phải được xác lập bằng hợp đồng;
2- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được lập thành văn bản với những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ các bên ký kết hợp đồng;
b) Sản phẩm quảng cáo thương mại;
c) Phương thức, phương tiện quảng cáo thương mại;
d) Thời gian, phạm vi quảng cáo thương mại;
đ) Phí dịch vụ, các chi phí khác có liên quan.
Điều 196. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo thương mại
Bên thuê quảng cáo thương mại có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Lựa chọn hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời hạn quảng cáo thương mại;
2- Cung cấp thông tin trung thực, chính xác về hoạt động sản xuất, hàng hoá, dịch vụ thương mại và chịu trách nhiệm về các thông tin này;
3- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại;
4- Trả phí dịch vụ quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 197. Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ quảng cáo thương mại
Bên làm dịch vụ quảng cáo thương mại có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Ký kết hợp đồng với bên thuê quảng cáo thương mại phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép sử dụng phương tiện quảng cáo;
2- Yêu cầu bên thuê quảng cáo thương mại cung cấp thông tin quảng cáo trung thực, chính xác và theo đúng thời hạn của hợp đồng;
3- Thực hiện dịch vụ quảng cáo thương mại theo thoả thuận trong hợp đồng;
4- Được nhập khẩu vật tư, nguyên liệu và các sản phẩm quảng cáo thương mại cần thiết cho hoạt động dịch vụ quảng cáo của mình theo quy định của pháp luật;
5- Nhận phí dịch vụ quảng cáo theo thoả thuận trong hợp đồng.



MỤC 14TRƯNG BÀY GIỚI THIỆU HÀNG HOÁ

Điều 198. Trưng bày giới thiệu hàng hoá
Trưng bày giới thiệu hàng hoá là hành vi thương mại của thương nhân dùng hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo với khách hàng về sản phẩm, hàng hoá của mình nhằm xúc tiến thương mại.
Điều 199. Các hình thức trưng bày giới thiệu hàng hoá
1- Mở phòng trưng bày giới thiệu hàng hoá.
2- Tổ chức giới thiệu hàng hoá dưới các hình thức tại các trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm thương mại hoặc trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá, nghệ thuật.
3- Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày giới thiệu hàng hoá.
Điều 200. Điều kiện đối với hàng hoá trưng bày giới thiệu
1- Hàng hoá trưng bày giới thiệu là những hàng mẫu đại diện cho hàng hoá của thương nhân, gồm hàng đã lưu thông, hàng mới sản xuất được phép lưu thông trên thị trường.
2- Hàng hoá trưng bày giới thiệu phải bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và không phương hại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội và truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3- Hàng hoá trưng bày giới thiệu phải có nhãn sản phẩm ghi rõ tên sản phẩm, tên cơ sở sản xuất, nơi sản xuất, số đăng ký chất lượng, các đặc tính và cách sử dụng của hàng hoá, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo hành nếu có.
Điều 201. Điều kiện đối với hàng hoá sản xuất tại nước ngoài
Hàng hoá sản xuất tại nước ngoài đưa vào trưng bày giới thiệu tại Việt Nam, ngoài việc áp dụng quy định tại Điều 200 của Luật này còn phải có các điều kiện sau đây:
1- Là loại hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam;
2- Đối với hàng tạm nhập khẩu để trưng bày giới thiệu thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép về mặt hàng, số lượng, mẫu mã, chủng loại và thời hạn. Khi kết thúc việc trưng bày giới thiệu, toàn bộ hàng hoá, phương tiện đã tạm nhập khẩu phải được tái xuất khẩu; nếu tiêu thụ tại Việt Nam thì phải được Bộ thương mại Việt Nam chấp thuận và phải chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 202. Quyền trưng bày giới thiệu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
1- Thương nhân có quyền trưng bày giới thiệu hàng hoá, lựa chọn các hình thức trưng bày giới thiệu phù hợp; tự mình tổ chức hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá để trưng bày giới thiệu hàng hoá của mình.
2- Các cơ sở hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá, nghệ thuật có địa điểm, phương tiện thích hợp có thể được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép cho thuê địa điểm, phương tiện để trưng bày giới thiệu hàng hoá; nếu trực tiếp làm dịch vụ tổ chức trưng bày giới thiệu hàng hoá thì phải đăng ký kinh doanh như đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá.
Điều 203. Quyền trưng bày giới thiệu hàng hoá của thương nhân nước ngoài
1- Thương nhân nước ngoài được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam được đưa hàng hoá theo quy định tại Điều 201 của Luật này vào Việt Nam để trưng bày giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam.
2- Thương nhân nước ngoài trưng bày giới thiệu hàng hoá tại Việt Nam có thể thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá của Việt Nam thực hiện.
Điều 204. Các trường hợp cấm trưng bày giới thiệu hàng hoá
Cấm trưng bày giới thiệu hàng hoá trong những trường hợp sau đây:
1- Trưng bày giới thiệu hàng hoá chưa được phép lưu thông;
2- Tổ chức trưng bày giới thiệu hàng hoá hoặc sử dụng các phương tiện trưng bày giới thiệu hàng hoá làm phương hại đến an ninh, trật tự công cộng, cảnh quan, môi trường, sức khoẻ con người;
3- Trưng bày giới thiệu hàng hoá hoặc sử dụng hình thức, phương tiện trưng bày giới thiệu trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
4- Trưng bày giới thiệu hàng hoá làm lộ bí mật quốc gia;
5- Trưng bày hàng hoá của người khác để so sánh với hàng hoá của mình;
6- Trưng bày giới thiệu mẫu hàng hoá không đúng với hàng hoá đang kinh doanh về quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, thời hạn bảo hành và các tiêu chuẩn khác.
Điều 205. Hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
1- Việc thuê dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá phải được xác lập bằng hợp đồng.
2- Hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá phải được lập thành văn bản với những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ bên thuê dịch vụ và bên làm dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá;
b) Hàng hoá trưng bày giới thiệu;
c) Nội dung, hình thức, địa điểm, thời gian trưng bày giới thiệu hàng hoá;
d) Phí dịch vụ, các chi phí khác.
Điều 206. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
Bên thuê dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Yêu cầu bên làm dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá thực hiện thoả thuận trong hợp đồng;
2- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng trưng bày giới thiệu hàng hoá;
3- Cung cấp đầy đủ hàng hoá trưng bày giới thiệu hoặc phương tiện cho bên làm dịch vụ theo thoả thuận trong hợp đồng;
4- Cung cấp thông tin về hàng hoá trưng bày giới thiệu, phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận trong hợp đồng;
5- Trả phí dịch vụ và các chi phí khác theo hợp đồng.
Điều 207. Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá
Bên làm dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá trưng bày giới thiệu theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;
2- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá trưng bày giới thiệu và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận;
3- Nhận phí dịch vụ và các chi phí khác theo hợp đồng;
4- Thực hiện việc trưng bày giới thiệu hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng;
5- Không được chuyển giao hoặc thuê người khác thực hiện dịch vụ nếu không có sự chấp thuận của bên thuê dịch vụ; trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho người khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm với bên thuê dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá;
6- Bảo quản hàng hoá trưng bày giới thiệu, các tài liệu, phương tiện được giao trong thời gian thực hiện hợp đồng; khi kết thúc việc trưng bày giới thiệu hàng hoá, phải giao lại đầy đủ hàng hoá, tài liệu, phương tiện trưng bày giới thiệu cho bên thuê dịch vụ, nếu gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường.

MỤC 15 HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

Điều 208. Hội chợ, triển lãm thương mại
1- Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán hàng.
2- Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá.
3- Các hội chợ, triển lãm thương mại phải xác định rõ chủ đề, quy mô, thời gian, địa điểm tiến hành, danh mục hàng hoá, tài liệu về hàng hoá, tên, địa chỉ các tổ chức, cá nhân tham gia.
Điều 209. Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
Tất cả các hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam, kể cả hội chợ, triển lãm thương mại do các thương nhân nước ngoài tổ chức, phải được Bộ thương mại Việt Nam cho phép.
Điều 210. Quyền tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
1- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam được quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở trong nước và nước ngoài để xúc tiến thương mại.
2- Tổ chức, cá nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở trong nước và nước ngoài phải thành lập Ban tổ chức theo quy định được ghi trong giấy phép do Bộ thương mại cấp.
3- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam có thể ký hợp đồng thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Điều 211. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam khi tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải được sự chấp thuận của Bộ thương mại Việt Nam, phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.
Điều 212. Hàng cấm bán tại hội chợ, triển lãm thương mại
Hàng cấm bán tại hội chợ, triển lãm thương mại là những hàng chưa có đăng ký chất lượng, nhãn hiệu.
Điều 213. Đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải đăng ký với Ban tổ chức của từng hội chợ, triển lãm thương mại.
Điều 214. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
Tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá của mình tại hội chợ, triển lãm thương mại theo danh mục đã đăng ký tham gia;
2- Giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật;
3- Bán hàng tại hội chợ, triển lãm thương mại như đã đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; sau khi bán hàng tại hội chợ, triển lãm thương mại phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật;
4- Tuân thủ các quy định về tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam.
Điều 215. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Được tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hoá và tài liệu về hàng hoá để trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại và phải tái xuất khẩu trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại;
2- Phải tuân thủ các quy định về tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam;
3- Phải hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với hàng hoá, tài liệu về hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;
4- Chỉ được bán hàng trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại khi được phép của Bộ thương mại Việt Nam và phải nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
5- Khi dùng hàng hoá sử dụng vào mục đích hội chợ, triển lãm làm quà tặng, phải được phép của Bộ thương mại Việt Nam và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 216. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Được tạm xuất khẩu miễn thuế hàng hoá và tài liệu về hàng hoá để trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại;
2- Phải tuân thủ các quy định về việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài;
3- Trong trường hợp bán hàng trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, phải kê khai và nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4- Khi dùng hàng hoá sử dụng vào mục đích hội chợ, triển lãm làm quà tặng phải được phép của Bộ thương mại Việt Nam và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 217. Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
1- Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân để tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
2- Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại.
3- Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại.
Điều 218. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;
2- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận;
3- Nhận phí dịch vụ và các chi phí khác theo hợp đồng;
4- Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thoả thuận trong hợp đồng;
5- Không được chuyển giao hoặc thuê người khác thực hiện dịch vụ nếu không có sự chấp thuận của bên thuê dịch vụ; trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho người khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm với bên thuê dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại;
6- Bảo quản hàng hoá tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, các tài liệu, phương tiện được giao trong thời gian thực hiện hợp đồng; khi kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, phải giao lại đầy đủ hàng hoá, tài liệu, phương tiện trưng bày giới thiệu cho bên thuê dịch vụ, nếu gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường.

CHƯƠNG IIITHƯƠNG PHIẾU

Điều 219. Thương phiếu
1- Thương phiếu là chứng chỉ ghi nhận sự cam kết thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.
2- Thương phiếu theo Luật này gồm hối phiếu và lệnh phiếu.
Điều 220. Quyền sử dụng thương phiếu của thương nhân
Thương nhân được sử dụng thương phiếu để thanh toán trong hoạt động thương mại.
Điều 221. Phát hành, chuyển nhượng, chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán thương phiếu
Việc phát hành, chuyển nhượng, chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán thương phiếu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu và pháp luật về ngân hàng.

CHƯƠNG IVCHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI VÀ VIỆC GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI

MỤC 1CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI

Điều 222. Các loại chế tài trong thương mại
Các loại chế tài trong thương mại gồm:
1- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
2- Phạt vi phạm;
3- Bồi thường thiệt hại;
4- Huỷ hợp đồng.
Điều 223. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
1- Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.
2- Trong trường hợp bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải tìm cách loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng, không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế, nếu không được sự chấp thuận của bên có quyền lợi bị vi phạm.
3- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải bù chênh lệch nếu có.
4- Trong trường hợp bên có quyền lợi bị vi phạm tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ thì bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
5- Bên có quyền lợi bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, phí dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 224. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ
Bên có quyền lợi bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình.
Điều 225. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác
1- Trong trường hợp không có thoả thuận khác thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc huỷ hợp đồng.
2- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định, bên có quyền lợi bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Điều 226. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 227. Căn cứ phát sinh quyền đòi tiền phạt
Phạt vi phạm phát sinh từ những căn cứ sau đây:
1- Không thực hiện hợp đồng;
2- Thực hiện không đúng hợp đồng.
Điều 228. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với một vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
Điều 229. Bồi thường thiệt hại
1- Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra.
2- Số tiền bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra.
Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng.
Điều 230. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2- Có thiệt hại vật chất;
3- Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất;
4- Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.
Điều 231. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất.
Bên vi phạm hợp đồng bị coi là có lỗi, nếu không chứng minh được là mình không có lỗi.
Điều 232. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
Bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên đòi bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Điều 233. Quyền đòi tiền lãi do chậm thanh toán
Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán phí dịch vụ, các chi phí khác thì bên kia có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 234. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài buộc bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm.
Điều 235. Huỷ hợp đồng
Bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận.
Điều 236. Thông báo huỷ hợp đồng
Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên huỷ hợp đồng phải bồi thường.
Điều 237. Hậu quả của việc huỷ hợp đồng
1- Sau khi huỷ hợp đồng, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng.
2- Mỗi bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời.
3- Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường.

MỤC 2GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Điều 238. Tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Điều 239. Hình thức giải quyết tranh chấp
1- Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên.
2- Các bên tranh chấp có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà giải.
3- Trong trường hợp thương lượng hoặc hoà giải không đạt kết quả thì tranh chấp thương mại được giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án mà các bên lựa chọn.
Điều 240. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài
Đối với các tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài, nếu các bên không có thoả thuận hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định thì tranh chấp được giải quyết tại Toà án Việt Nam.
Điều 241. Thời hạn khiếu nại
1- Thời hạn khiếu nại là thời hạn mà bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền khiếu nại đối với bên vi phạm. Quá thời hạn khiếu nại, bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Trọng tài, Toà án có thẩm quyền.
2- Thời hạn khiếu nại do các bên thoả thuận trong hợp đồng; trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
a) Ba tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
b) Sáu tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về quy cách, chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
c) Ba tháng kể từ khi bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đối với khiếu nại về các hành vi thương mại khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 170 của Luật này.
Điều 242. Thời hiệu tố tụng
Thời hiệu tố tụng áp dụng cho tất cả các hành vi thương mại là hai năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền khiếu nại.
Điều 243. Việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án, các phán quyết, quyết định của Trọng tài
1- Các bản án, quyết định của Toà án được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2- Các phán quyết, quyết định của Trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

MỤC 1NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

Điều 244. Quản lý Nhà nước về thương mại
Nhà nước thống nhất quản lý về thương mại bằng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại.
Nhà nước điều tiết hoạt động thương mại chủ yếu bằng biện pháp kinh tế và các công cụ giá cả, tài chính, tín dụng.
Điều 245. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại
Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại gồm:
1- Ban hành các văn bản pháp luật về thương mại, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại;
2- Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại;
3- Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin; dự báo và định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước;
4- Hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm;
5- Điều tiết lưu thông hàng hoá theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và theo quy định của pháp luật;
6- Quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
7- Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại;
8- Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học thương mại;
9- Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại;
10- Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại;
11- Đại diện và quản lý hoạt động thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;
12- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại; xử lý vi phạm pháp luật về thương mại; tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép và các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại.
Điều 246. Cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại
1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về thương mại.
2- Bộ thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại.
3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý Nhà nước về thương mại đối với lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ thương mại để thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại.
4- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Điều 247. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại
Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại do Chính phủ quy định.
Điều 248. Trách nhiệm trong việc thực hiện Luật thương mại
1- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát và phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại trong việc thi hành Luật này.
2- Mọi cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại tại Việt Nam có trách nhiệm thi hành Luật này.


MỤC 2THANH TRA THƯƠNG MẠI

Điều 249. Thanh tra thương mại
Thanh tra thương mại là Thanh tra chuyên ngành về thương mại.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành về thương mại do Chính phủ quy định.
Điều 250. Nội dung hoạt động của Thanh tra thương mại
Nội dung hoạt động của Thanh tra thương mại gồm:
1- Kiểm tra việc đăng ký kinh doanh;
2- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại;
3- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thương mại;
4- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về thương mại và hoàn thiện pháp luật về thương mại.
Điều 251. Đối tượng của Thanh tra thương mại
Đối tượng của Thanh tra thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân.
Điều 252. Quyền hạn của Thanh tra thương mại
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra thương mại có những quyền hạn sau đây:
1- Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;
2- Yêu cầu giám định trong trường hợp cần thiết;
3- Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
4- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 253. Trách nhiệm của Thanh tra thương mại
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra thương mại có trách nhiệm:
1- Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên;
2- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở hoạt động thương mại bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của thương nhân;
3- Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
4- Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình.
Điều 254. Quyền của thương nhân khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra
Khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra, thương nhân có những quyền sau đây:
1- Yêu cầu thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;
2- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và về kết luận thanh tra mà mình cho là không đúng;
3- Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của thanh tra viên gây ra.
Điều 255. Nghĩa vụ của thương nhân khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra
Khi Thanh tra thương mại thực hiện việc thanh tra, thương nhân có những nghĩa vụ sau đây:
1- Thực hiện các yêu cầu của thanh tra viên về nội dung thanh tra;
2- Thực hiện các quyết định xử lý của Thanh tra thương mại.

MỤC 3KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 256. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thương mại, góp phần thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 257. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại gồm:
1- Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
2- Hoạt động thương mại khi đã bị đình chỉ hoặc bị tước quyền;
3- Không có trụ sở hoặc cửa hàng, cửa hiệu thương mại; không có biển hiệu hoặc biển hiệu trái với nội dung, hình thức được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
4- Đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh mà không có giấy phép hoặc Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trái với nội dung được ghi trong giấy phép;
5- Kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh;
6- Kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ mà pháp luật quy định kinh doanh có điều kiện nhưng không bảo đảm đủ các điều kiện đó;
7- Không thực hiện khung giá, mức giá đối với những loại hàng Nhà nước có quy định khung giá, mức giá; không niêm yết giá hàng, giá dịch vụ;
8- Không thông tin đầy đủ về tính năng và công dụng của hàng hoá, gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng;
9- Không thực hiện đúng các quy định về khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại;
10- Vi phạm các quy định về hoá đơn, chứng từ; không mở sổ kế toán; lưu giữ hoặc ghi chép sổ kế toán không đầy đủ, không trung thực;
11- Gian lận, lừa dối khách hàng trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; không thực hiện bảo hành hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng theo quy định hoặc theo thoả thuận;
12- Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
13- Cạnh tranh bất hợp pháp;
14- Chống thanh tra viên thương mại đang thi hành công vụ;
15- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại.
Điều 258. Hình thức xử lý vi phạm
1- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, thương nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Trong trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2- Trong trường hợp việc vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 259. Thẩm quyền xử phạt
1- Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
2- Thanh tra viên thương mại có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được quy định trong các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 260. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1- Thương nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt.
2- Thương nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt hành chính thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Điều 261. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại
1- Thương nhân bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án.
2- Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, thương nhân vẫn phải thi hành quyết định xử phạt hành chính. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi có quyết định, bản án của Toà án thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Điều 262. Xử lý đối với vi phạm của cán bộ, công chức Nhà nước trong quản lý hoạt động thương mại
Cán bộ, công chức Nhà nước không làm đúng chức trách, lạm dụng quyền hạn, gây phiền hà, cản trở hoạt động thương mại hợp pháp hoặc có hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 263. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1998.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 264. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 11thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997.

Tìm kiếm

Được xem nhiều nhất

Lưu trữ Blog