Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Đi cà phê “sung sướng” ngoại ô Sài gòn

“Anh để cho em ngồi lên đùi đi, không chủ quán nói em không biết tiếp khách là bị đuổi đó”, cô tiếp viên vừa nói, vừa nhảy tót lên đùi, hai tay ôm chặt khách rồi bắt đầu “màn dạo”.
Đó là hình ảnh dễ dàng bắt gặp bên trong hàng loạt quán cà phê trá hình đang hoạt động rầm rộ tại các quận huyện vùng ven Sài Gòn.
Muôn màu cà phê vùng ven
Câu cửa miệng “ăn quận năm, nằm quận ba, la cà quận nhất…” giờ đây đã xưa đối với dân chơi “nhà nghèo” Sài Thành. Với họ, bây giờ muốn vui vẻ phải dạt về các quận ngoại ô để vừa hóng mát, an toàn mà “đào” quậy thì không thua gì thành phố, còn dễ kiếm hàng
“rau sạch” với giá rẻ.
Đúng 7h tối ngày cuối tuần, theo chân thanh niên tên Tuấn, tôi được dẫn đi “tham quan” một trong hàng loạt địa điểm quán cà phê trá hình đang tồn tại ở các quận huyện vùng ven thành phố. Chưa đầy 20 phút lượn trên hai đoạn đường Nguyễn Ánh Thủ, Tô Ký (thuộc huyện Hoóc Môn, đoạn giáp ranh quận 12), ở đây có hàng chục quán cà phê “ôm” nằm san sát nhau như: P.T., M.N…, đó là chưa kể quán “gội đầu máy lạnh”, karaoke, khách sạn giá rẻ.
Theo quan sát, một điểm chung của quán
cà phê “ôm” là chúng được dựng lên bởi những căn nhà lá lụp xụp, phía ngoài treo dãy đèn nhấp nháy lòe loẹt xanh đỏ và ngụy trang bởi những chậu cây um tùm chắn ngang trước cửa quán.

Không quá khó để tìm quán cà phê “sờ mó” ở vùng ven Sài Gòn
Để mục sở thị, chúng tôi chọn quán P.T. nằm trên đường Nguyễn Anh Thủ làm điểm dừng chân. Vừa dựng xe, một cô tiếp viên “mặt búng ra sữa” ra vồ vập cầm tay giả lả: “Lâu lắm mới thấy anh tới thăm em nha” (mặc dù đây là lần đầu tiên tôi tới quán) rồi kéo đi ra phía sau một cái chòi ẩm thấp, bên trong những bộ bàn ghế cũ kĩ, ánh đèn mờ ảo và một cây hương muỗi…. Sau khi đưa nước ra, cô tiếp viên bắt đầu “tâm sự” hàng loạt chuyện, nhưng chủ đề chính vẫn xoay quanh vấn đề
“khiêu khích” pha lẫn nhiều câu chửi thề rất tự nhiên.
Cô gái giới thiệu tên Nhung, quê ở Bạc Liêu mới vào bán được hai tháng “trước đó em bán ở quận 7, rồi về quê và bị cha mẹ ép lấy ông chồng người Hàn Quốc đã 54 tuổi, em không chịu nên bỏ trốn lên đây bán cà phê cho khỏe”, Nhung hồn nhiên cho biết. Vừa nói, cô bé vừa nhảy tót lên đùi khách ngồi, khi tôi không thích, tiếp viên này nói, “anh cho em ngồi lên đi, không chủ cho em là không biết tiếp khách sẽ đuổi đó…”.
Trong lúc nói chuyện, mặc dù cô gái luôn miệng cười nói vui vẻ để tạo không khí cho khách, nhưng đôi lúc ánh mắt Nhung vẫn hiện rõ nét lo âu, “lúc trước đi bán chủ nuôi ăn, ở và trả lương 500.000 đồng/tháng, nhưng bây giờ tụi em chỉ ăn trên tiền nước nên khó khăn lắm…”.
Cô giải thích, mỗi chai nước khách phải trả 20.000 đồng cho quán, tụi em được hưởng 5.000 đồng, còn nếu ai gặp “
dân chơi” thì có thêm tiền bo nhưng thường là rất “bèo”. Thời gian làm việc của các nhân viên bắt đầu từ 9h sáng cho đến tối, có hôm đông khách thì phải tiếp đến 1h, 2h mới được nghĩ. Khổ cực là vậy, nhưng khi tôi hỏi vì sao không xin vào các công ty, xí nghiệp làm may, giày da…cô gái bĩu môi “em từng đi làm rồi, nhưng cực khổ lắm mà tháng được mấy đồng sao đủ sống, làm thế này cho khỏe, thoải mái hơn”. Nói xong, cô gái đưa ra ví dụ, “như bà chủ em đó, hồi xưa cũng như tụi em nhưng gặp được ông khách “tốt bụng” nên thuê luôn cho cái quán, đứng lên làm chủ”.
Đang luyên thuyên nói chuyện với tôi, bất ngờ cô bé nhảy xuống chạy qua một bàn gần đó với dáng vẻ khá vội vàng. Thấy vậy, Tuấn liền cười giải thích “nó chạy qua để kiếm tiền bo đó, một đứa tiếp nhiều bàn nên khi khách kêu tính tiền là phải có mặt xem có được thưởng gì không ”. Theo quan sát, mới hơn 8h tối nhưng khoảng 20 chiếc bàn trong quán đã nằm trong tình trạng “cầu” hơn “cung”, buộc tiếp viên phải “chạy sô” khắp các bàn để phục vụ.
Muốn tới Z… cũng được chiều
Rời quán, Tuấn tiếp tục chở tôi đến một quán cà phê nằm trên đường Tô Ký, nhìn bề ngoài khá sang trọng nên ít ai có thể biết đây là quán
cà phê trá hình. Thế nhưng, theo lời quảng cáo của Tuấn thì đây là quán “3 trong 1” gồm phần dành cho các đôi tình nhân vào “tâm sự”, phần cho khách uống cà phê “sờ mó”karaoke “ôm”, vào đây muốn gì đều được phục vụ tất.
Nhìn thấy hai “thượng đế”, nhân viên phục vụ khá niềm nở hỏi chúng tôi “hai anh có nhu cầu gì để tụi em phục vụ?”. Thể hiện dân sành điệu, Tuấn liền móc trong túi ra tờ 50.000 đồng dúi vào tay anh chàng nhân viên; với bộ dạng phấn khởi, vừa dẫn chúng tôi vào “thế giới” riêng nhân viên này vừa nói “sư huynh yên tâm đi, em sẽ đưa hai “đào” mới từ quê lên phục vụ, tụi nó đang dại lắm nhưng trẻ, đẹp…nếu không thích cứ nói để em đổi”.
Ngay cửa ra vào, có khoảng gần 10 cô gái mặc trên người những bộ váy không thể ngắn hơn đang “tút” lại vẻ đẹp để chờ đón khách; lúc này chúng tôi bị đẩy vào một căn phòng tối om, khách chỉ biết ngồi yên vị một chỗ và nghe tiếng nói thầm thì từ các bàn xung quanh.
Một lát sau, cô nhân viên bước tới cầm khăn lạnh đập mạnh rồi bắt đầu “phục vụ” cho khách. Cô gái ngồi với tôi tên Lan, 17 tuổi, quê Cần Thơ, mới vào làm 1 tuần. Lan cho biết, học hết lớp 7 thì ở nhà phụ giúp gia đình, nhưng ở quê không có việc gì làm nên được đứa bạn cùng quê đưa lên rồi giới thiệu vào đây làm. Song, điều khiến tôi nghi ngờ về cô gái “mới đi làm 1 tuần” là việc quá mạnh dạn, không hề rụt rè khi sà vào lòng khách ôm rất tự nhiên. Chưa dừng lại, cô tiếp viên còn chủ động đề nghị khách “sờ mó” vô tư vì “tụi em chỉ được chủ cho ăn, ở nên phải làm tất cả theo yêu cầu của khách mới có tiền bo để sống…trừ việc tới Z”; khi tôi đánh tiếng muốn tới Z, cô nhân viên quả quyết “ở đây không có chuyện đó”.
Lấy lý do sợ người ngồi bàn bên cạnh thấy, cô gái cười chế nhạo “vào đây việc ai biết người đó chứ ai mà thèm nhìn…nếu anh sợ thì mình đi vào phòng hát karaoke sẽ thoải mái hơn”. Lát sau, tranh thủ hai nhân viên này “chạy sô” bàn khác, Tuấn rỉ vào tai tôi “anh có muốn đi thật không để em thiết kế cho, không đi khách thì tụi nó lấy gì mà sống, anh mới quá nên nó chưa dám, để em nói với tụi quản lý một tiếng là ok thôi”. Khi Lan quay vào, tôi viện lý do đang đau cổ họng, không muốn hát và đề nghị tính tiền thì Lan tỉ tê “anh cho em số điện thoại đi, có gì rảnh em gọi cho”, “không, em đưa số điện thoại cho anh” tôi nói; thì cô gái cho biết điện thoại đã mang đi cầm đồ, đang muốn kiếm tiền chuộc và hẹn gặp lại tôi lúc 11h.
Khoảng 12h, điện thoại tôi liên tục đổ chuông và hiện lên số điện thoại bàn. Bốc máy, giọng cô nhân viên mới quen cất lên “anh đi chơi không, tối nay cuối tuần khách đông quá em làm bây giờ mới xong nên điện cho anh muộn”. Nghe vậy, tôi lấy lý do đợi lâu quá, hiện đang đi nhậu ở xa và hết tiền, “khách sạn ở đây chỉ 30.000 đồng/giờ, còn qua đêm là 70.000 đồng, nếu không đưa em 4 “xị” (trăm) sẽ lo phòng qua đêm luôn”, cô gái “năn nỉ”…
Hệ lụy từ cà phê “sờ mó”
Trên đường ra về, Tuấn cho biết việc nhân viên chửi bới lẫn nhau vì không chia tiền bo do hai người ngồi tiếp một “thượng đế”; các quán lôi kéo “đào” đẹp, khách “choảng” nhau vì tranh giành “em út”, đánh ghen…là chuyện xảy ra thường xuyên tại các quán cà phê trá hình này. Anh chàng kể, hầu hết các quán ở đây phải có “bảo kê” chứ không sẽ bị quậy không thể bán được; phần lớn người vào đây khi đã “ngà ngà”, nếu nhân viên phục vụ không đáp ứng thỏa mãn là họ chửi bới, không trả tiền. Có nhân viên còn bị khách cầm chai nước “choảng” vào đầu chảy máu phải nhập viện nhưng chủ quán không dám báo cơ quan chức năng vì sợ việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, vụ nào nghiêm trọng quá thì chủ quán nhờ dân “anh chị” giải quyết giúp.
Quả thực đúng vậy, lúc đang ngồi trong quán cà phê, chúng tôi nghe tiếng của một cô tiếp viên chửi mắng “thượng đế” toe tua vì “đòi gì cũng được chiều mà bo chỉ có 10.000 đồng là sao, ông đi chơi kiểu đó à…đừng bao giờ mò đầu vào đây nữa nha”.
Về tính xác thực của việc
săn “hàng rau sạch” ở vùng ven, Tuấn chia sẻ, một số dân chơi đồn đại, rồi kéo nhau dạt về đây để kiếm “hàng rau sạch” vì cho ở đây thường có “hàng” công nhân “làm thêm” trong thời buổi thất nghiệp, các cô gái trẻ vị thành niên nhà nghèo bỏ quê lên đây kiếm tiền nuôi sống bản thân nên ngờ nghệch, dễ lợi dụng mà giá rẻ nữa…Nhưng thực tế, những trường hợp đó bây giờ rất hiếm, nếu không cẩn thận sẽ bị dính “hàng thải”.
Theo Tuấn, “hàng thải” là những cô gái có nhan sắc, “hành nghề” lâu năm tại một số nhà hàng, quán bar, karaoke… tại trung tâm thành phố, nhưng do “không biết giữ mình” nên đã dính vào các căn bệnh xã hội…từ đó bị “má mì” đẩy ra đứng đường. Vì vậy, những quán cà phê trá hình như thế này chính là bến đỗ an toàn đối với
gái mại dâm, các cô gái nhà nghèo ở quê nhưng có bản tính lười biếng, thích đua đòi…



























































































4 nhận xét:

MỜI CÁC BẠN NHẬN XÉT NỘI DUNG BLOG CỦA TÔI ĐỂ TÔI CÓ THỂ CẢI TIẾN CHO TỐT HƠN

Tìm kiếm

Được xem nhiều nhất

Lưu trữ Blog